Viễn Sơn: Thành công nhờ phát huy tốt nội lực cơ sở

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/11/2021 | 11:07:02 AM

YênBái - Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên thực hiện lộ trình về đích xã nông thôn mới năm 2021, sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã Viễn Sơn đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới, đủ điều kiện để được công nhận và ra mắt xã NTM trong tháng 11 này.

Nhân dân xã Viễn Sơn bê tông hóa đường giao thông nông thôn.
Nhân dân xã Viễn Sơn bê tông hóa đường giao thông nông thôn.

Chúng tôi về xã Viễn Sơn khi Hội đồng Thẩm định xét công nhận xã đạt chuẩn NTM của tỉnh vừa hoàn tất công việc thẩm định các tiêu chí về XDNTM. Nhờ NTM mà làng quê được đổi mới, đời sống người dân ngày một nâng cao và xã đang gấp rút chuẩn bị các phần việc cho ngày ra mắt xã NTM sắp tới. 

Ông Bàn Phúc Hín - Chủ tịch UBND xã Viễn Sơn cho biết: "Xác định rõ lộ trình cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn, Ban Chỉ đạo XDNTM xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, phát động mạnh mẽ Phong trào "Toàn dân chung sức XDNTM” để nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong nhân dân và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả giai đoạn”. 

Trong các cuộc họp Đảng ủy, UBND xã và các cuộc họp chi bộ, thôn, nội dung của chương trình XDNTM được cấp ủy, chính quyền quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong quá trình thực hiện, Đảng bộ, chính quyền xã luôn chú trọng quán triệt nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. 

Với phương châm "Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, "Việc dễ làm trước, khó làm sau”, ưu tiên các công trình trọng điểm, xã đã huy động, tranh thủ và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ và các chính sách của Nhà nước, các tổ chức tín dụng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của xã. 

Bên cạnh đó, xã đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tư vấn nhằm nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về nuôi trồng các loại cây, con có năng suất, chất lượng đem lại hiệu quả kinh tế. Chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể tăng cường vận động hội viên ủng hộ, đóng góp tiền của, công sức tu sửa, làm mới và nâng cấp hạ tầng cơ sở, chú trọng thực hiện tốt việc công khai, minh bạch về đầu tư xây dựng khi thực hiện chương trình XDNTM. 

Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng để XDNTM, xã tập trung phát triển các ngành, nghề, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, đem lại giá trị kinh tế cao, phù hợp thực tế của địa phương. 

Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy kinh tế phát triển tạo đà XDNTM, những năm qua, xã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; trong đó, trọng tâm là phát triển và mở rộng diện tích quế. Theo đó, gần 900 hộ dân ở 5/5 thôn đã tập trung phát triển, thâm canh và mở rộng diện tích quế để tạo nguồn thu ổn định và nhiều hộ giàu lên nhờ cây quế. Đến nay, diện tích quế của toàn xã có trên 2.600 ha; trong đó, có khoảng 1.300 ha đã cho thu hoạch và mỗi năm cây quế mang lại nguồn thu toàn xã khoảng 50 tỷ đồng. 

Công tác xóa đói giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt quan tâm. Các tổ chức, đoàn thể đã triển khai và nhân rộng nhiều mô hình giảm nghèo có hiệu quả như: mô hình phụ nữ giúp nhau làm kinh tế giỏi; mô hình nhóm cùng sở thích chăn nuôi cá, chăn nuôi lợn bản địa, nhóm thuốc nam của đồng bào dân tộc Dao… 

Đồng thời, giúp các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận vay vốn để phát triển sản xuất; vận động các hộ chăn nuôi trâu, bò, lợn mở rộng quy mô chăn nuôi, đầu tư chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường. Đến nay, xã có 8 mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô tập trung; thành lập được 1 công ty TNHH chế biến tinh dầu quế, 1 doanh nghiệp tư nhân, 1 hợp tác xã dược liệu, 14 tổ hợp tác chế biến đồ thủ công mỹ nghệ, xây dựng, thuốc nam, chăn nuôi, cấp nước sinh hoạt; 85 hộ sản xuất, kinh doanh cá thể cho tổng doanh thu mỗi năm trên 66 tỷ đồng. 

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, chung sức của nhân dân. Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, xã Viễn Sơn đã huy động được trên 82 tỷ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp gần 7 tỷ đồng, đóng góp hàng ngàn ngày công lao động, tiền mặt để xây dựng hạ tầng nông thôn. 

Từ nguồn vốn này, xã đã tập trung phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mở mang ngành nghề dịch vụ, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhân dân. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người trong xã đạt 36 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 6,33%. 

Thanh Tân

Tags Viễn Sơn Văn Yên xây dựng nông thôn mới

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục