Tô Mậu khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/11/2021 | 1:58:44 PM

YênBái - Xã Tô Mậu, huyện Lục Yên phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ, nhận thức không đồng đều lại không thuộc nhóm các xã đặc biệt khó khăn nên nguồn đầu tư, hỗ trợ về phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng hạn chế. Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đến nay, xã mới đạt 13/19 tiêu chí.

Đường giao thông nông thôn ở thôn Ngòi Chang, xã Tô Mậu đang tập kết vật liệu chuẩn bị bê tông hóa.
Đường giao thông nông thôn ở thôn Ngòi Chang, xã Tô Mậu đang tập kết vật liệu chuẩn bị bê tông hóa.

Các tiêu chí chưa đạt, phần lớn là tiêu chí dựa vào sức dân. Điển hình như tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư, hiện xã còn 5 nhà dột nát. Qua vận động, đã có 3 hộ nhất trí tự vay mượn và phấn đấu làm nhà trong thời gian tới; còn lại 2 hộ là ông Lý Văn Lường và Hoàng Văn Ngôn cùng ở thôn Quyết Thắng do quá khó khăn nên chưa thể làm ngay được. 

Ông Lý Văn Lường tâm sự: "Vợ chồng tôi cũng rất cố gắng, nhưng vì gia đình nội ngoại đều khó khăn không có ruộng, nương đồi cho chúng tôi sản xuất và bản thân 2 vợ chồng lại không biết chữ, không có vốn, không biết buôn bán nên 4 miệng ăn hoàn toàn dựa vào làm thuê hàng ngày. Hiện nay, tôi được bố mẹ bên ngoại cho miếng đất làm nền nhà, nhưng gia đình khó khăn quá chưa làm được. Bởi vậy, chúng tôi mong muốn được Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn phát triển chăn nuôi để sớm có điều kiện làm nhà trong thời gian tới”. 

Hộ ông Hoàng Văn Ngôn có 4 khẩu, nhưng do cuộc sống khó khăn nên vợ đã bỏ đi nhiều năm nay. Hiện, 3 bố con ông Ngôn ở trong căn nhà xiêu vẹo, không ruộng đất, không nghề nghiệp, cuộc sống dựa vào làm thuê từng ngày.

Về tiêu chí số 14- giáo dục và đào tạo cũng gặp nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn ở vùng đồng bào dân tộc. Theo quy định, Tô Mậu không nằm trong nhóm xã đặc biệt khó khăn nên tỷ lệ người biết chữ ở mức độ 2 phải từ 90% trở lên, thực tế xã mới đạt 84%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT, bổ túc, trung cấp đạt từ 70% trở lên nhưng hiện xã mới đạt 66%. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng phong tục, tập quán sinh hoạt lâu đời nên việc thu gom rác thải, vệ sinh môi trường nông thôn chưa được bà con chú trọng quan tâm. 

Ông Lương Văn Khiên - Chủ tịch UBND xã trăn trở: "Trước thực trạng trên, cùng với các nguồn đầu tư của Nhà nước, xã đã xây dựng kế hoạch phân công các hội, đoàn thể phụ trách từng nội dung đôn đốc nhân dân thực hiện. Trong đó, đối với 2 hộ xóa nhà dột nát thì cùng với việc vận động nguồn xã hội hóa từ sự đóng góp của nhân dân, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, xã đã vận động các hộ dân có điều kiện kinh tế trong thôn ủng hộ thêm gỗ, tre để làm vật liệu dựng nhà". 

Trong tiêu chí giáo dục và đào tạo, xã đã triển khai đăng ký được trên 40 học viên học xóa mù chữ để trình huyện phê duyệt mở lớp tại thôn Làng Mường. Vận động nhân dân tăng cường định hướng cho con em đi học tiếp lên THPT hoặc đi học trung cấp nghề hệ vừa học nghề vừa học bổ túc văn hóa ở các trường trung cấp, cao đẳng nghề trong và ngoài tỉnh sau khi tốt nghiệp THCS. 

Ngoài ra, cùng với quy hoạch quỹ đất đầu tư xây dựng, nâng cấp Trường Mầm non Tô Mậu để đạt tiêu chí số 5 về trường học, xã cũng vận động nhân dân tích cực phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống để năm 2022 tiếp tục triển khai đóng góp tiền và công sức tu sửa, hoàn thiện nhà văn hóa ở thôn Làng Mường và Ngòi Thắm để đạt tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa.

Cùng đó, để đảm bảo đến năm 2023, xã Tô Mậu về đích NTM theo lộ trình, thời gian tới, đi đôi với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của các cấp, ngành, doanh nghiệp, địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân, phát huy hiệu quả nguồn lực tại chỗ để tham gia cùng tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn còn vướng mắc, nhằm sớm hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM.

A Mua

Tags nông thôn mới Lục Yên dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Các tin khác
Trạm Tấu thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Năm 2024, huyện Trạm Tấu quyết tâm đưa chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 57%, tăng 1,5% so với năm 2023.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ được đẩy mạnh trong các trường học trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, góp phần xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”.

Thời gian qua, để góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, bên cạnh thực hiện các nhóm giải pháp chung, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn đã đẩy mạnh xây dựng các mô hình nâng cao chỉ số hạnh phúc.

Hội viên Chi hội Cựu chiến binh thôn Đào Kiều 1 và nhân dân tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm tạo cảnh quan sạch đẹp.

Xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm mục tiêu phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân trong xã năm 2024 đạt 74% trở lên; trong đó chỉ số hài lòng về cuộc sống đạt 61%, chỉ số hài lòng về tuổi thọ trung bình đạt 81%, chỉ số đánh giá tác động của môi trường nơi đang sinh sống 68%.

Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện Văn Chấn năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện. Ảnh minh họa.

Yên Bái đã đạt được sự thành công đáng kể trong việc xây dựng trường học hạnh phúc dựa trên tư tưởng và triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ vào việc vận dụng các nguyên tắc và giá trị tư tưởng của Người, Yên Bái đã tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh và góp phần vào sự nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục