1.500 tỷ đồng cho chương trình KH-CN xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/1/2012 | 8:04:51 AM

Thủ tướng vừa phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ (KH-CN) phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 với kinh phí dự kiến khoảng 1.500 tỷ đồng.

Mục tiêu của chương trình là nghiên cứu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, giải pháp KH-CN xây dựng nông thôn mới để áp dụng cho Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Xây dựng một số mô hình nông thôn mới trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu KH-CN và phát triển công nghệ, từ đó đánh giá hiệu quả để tổ chức nhân rộng trên phạm vi cả nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Một trong các nội dung của chương trình là nghiên cứu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới, bao gồm: cơ chế, chính sách tích tụ đất sản xuất nông nghiệp; cơ chế, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp; cơ chế, chính sách phát triển nông thôn mới bền vững; cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp, nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới…

(Theo SGGP)

Các tin khác
Hội viên nông dân đóng góp 56.724 ngày công trị giá trên 2 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp 477,5 km đường giao thông liên thôn, bản, 644,8 km kênh mương. Ảnh MQ

YBĐT - Năm 2011 là năm các cấp hội nông dân Yên Bái có kế hoạch cụ thể, tuyên truyền, vận động nông dân tích cực chung sức, đồng lòng hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới.

Đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Bí thư Huyện ủy Trấn Yên kiểm tra tình hình sản xuất cây vụ đông ở xã Minh Tiến.

Những năm gần đây, Huyện ủy Trấn Yên đã bám sát thực tế của địa phương để xây dựng và tổ chức thực hiện tất cả các nghị quyết về phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Nông dân xã Tân Hợp sơ chế sản phẩm quế vỏ.

YBĐT - Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Tân Hợp, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, phát huy có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương để xóa đói giảm nghèo.

Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, qua 3 năm triển khai, đến nay bộ tiêu chí xây dựng và công nhận nông thôn mới (NTM) đã bộc lộ 7 tiêu chí không phù hợp, khó thực hiện và cần phải sửa đổi gồm: thu nhập, cơ cấu lao động, nhà ở dân cư, hệ thống thủy lợi, chợ nông thôn, môi trường và hợp tác xã tự quản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục