An Bình chung tay làm đường liên thôn

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/1/2012 | 3:04:00 PM

YBĐT - Từ sự chung sức, đồng lòng của các cấp chính quyền và người dân địa phương, xã An Bình (Văn Yên) đã xuất hiện nhiều con đường liên thôn nối liền những vùng đất khó từ Khe Măng đến Khe Sẻ, rồi từ Khe Trang đến Khe Dòng...

Khu vực kè cống Khe Ly đang trong quá trình hoàn thiện.
Khu vực kè cống Khe Ly đang trong quá trình hoàn thiện.

Chính từ những con đường “ý Đảng lòng dân” này mà việc giao lưu buôn bán, đời sống vật chất tinh thần của người dân đã không ngừng được nâng lên.
Trong ký ức của 55 hộ dân ở thôn Khe Măng, con đường vào thôn là một lối mòn men theo khe suối, mỗi khi có trận mưa lớn giao thông lại bị tê liệt hoàn toàn.

Anh Nguyễn Ngọc Bắc, Bí thư Chi bộ thôn Khe Măng nhớ lại: “Đoạn đường vào thôn dài tới 4km nhưng chỉ là con đường đất nhỏ, lại có tới 2 đoạn vắt qua suối nên vào mùa mưa lũ việc đi lại của người dân rất khó khăn”. Chuyện cũ đã qua, giờ đây vào vụ sắn, vụ ngô, thương lái đã có thể đánh xe ô tô đến tận rẫy để thu mua sản phẩm.

Bí thư Chi bộ thôn Khe Măng hãnh diện kể về quá trình chung tay làm đường liên thôn của 55 hộ dân nơi đây: “Năm 2009, sau khi huyện, xã có chủ trương mở rộng đường liên thôn để tiến tới cứng hóa các tuyến đường nông thôn, chúng tôi đã tiến hành họp dân cư, rồi bàn bạc thống nhất các khoản đóng góp bằng tiền mặt và ngày công. Đến nay, đã có 2,2km đường được mở rộng lên 5m, góp phần quan trọng trong việc giao lưu, buôn bán của người dân”.

Được biết, để thuận tiện cho việc đi lại, 55 hộ dân ở Khe Măng đã cùng nhau bỏ tiền túi để xây 2 cống vắt qua suối tại khu vực Khe Cam và Khe Măng với số tiền lên tới vài chục triệu đồng. Đặc biệt, tại khu vực Khe Cam, để đủ tiền làm cống, 5 hộ dân nơi đây đã đóng góp số tiền lên tới 3 triệu đồng/hộ. Theo anh Nguyễn Văn Đoàn, người dân Khe Cam, mặc dù số tiền đóng góp có lớn nhưng bù lại giao thông đi lại thuận tiện sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế hơn.

Rời Khe Măng, chúng tôi sang thôn Khe Ly, con đường mòn dài hơn 3km ngày nào giờ đã được tu sửa, mở rộng tới 5m. Trưởng thôn Nguyễn Trọng Toản cho biết: “Với phương thức huy động bằng tiền mặt và ngày công, từ năm 2010 đến nay, đoạn đường vào thôn đã được mở rộng khang trang, sạch sẽ”. Theo chân ông Toản, chúng tôi ra thăm khu vực kè cống Khe Ly đang trong quá trình hoàn thiện. Ông cho hay: “Công trình này ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước về đá và rọ sắt thì mỗi hộ dân trong thôn phải đóng góp 150 nghìn đồng để xây dựng”.

Theo Phó chủ tịch UBND xã Lê Cao Tấn, dưới sự chung sức, đồng lòng của người dân, trong vài năm trở lại đây đã có tới hàng chục km đường liên thôn được tu sửa, mở rộng, góp phần quan trọng vào việc giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế cho người dân địa phương. Nhiều nơi, người dân còn bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mở đường ô tô tới tận trang trại. Tiêu biểu trong số này là anh Trần Văn Hưởng, thôn Cầu Cao, để thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán, anh Hưởng đã bỏ ra gần trăm triệu đồng mở đường vào khu trang trại rộng trên 20 ha của mình.

Nói về kinh nghiệm huy động sức dân, ông Tấn cho biết: “Điều quan trọng là phải biết gắn trách nhiệm với quyền lợi của dân. Bên cạnh đó, công tác tài chính, thu chi phải được công khai, minh bạch trước dân. Song song với việc triển khai theo từng cụm, từng thôn, bản thì việc huy động các đoàn thể vào cuộc cũng tác động lớn đến nhận thức của bà con nhân dân”.

Chung tay mở đường liên thôn, người dân xã An Bình đã tự tạo cho mình nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế và xóa bỏ đói nghèo. Đây là một phong trào thiết thực, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Cường Hùng

Các tin khác

Thủ tướng vừa phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ (KH-CN) phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 với kinh phí dự kiến khoảng 1.500 tỷ đồng.

Hội viên nông dân đóng góp 56.724 ngày công trị giá trên 2 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp 477,5 km đường giao thông liên thôn, bản, 644,8 km kênh mương. Ảnh MQ

YBĐT - Năm 2011 là năm các cấp hội nông dân Yên Bái có kế hoạch cụ thể, tuyên truyền, vận động nông dân tích cực chung sức, đồng lòng hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới.

Đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Bí thư Huyện ủy Trấn Yên kiểm tra tình hình sản xuất cây vụ đông ở xã Minh Tiến.

Những năm gần đây, Huyện ủy Trấn Yên đã bám sát thực tế của địa phương để xây dựng và tổ chức thực hiện tất cả các nghị quyết về phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Nông dân xã Tân Hợp sơ chế sản phẩm quế vỏ.

YBĐT - Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Tân Hợp, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, phát huy có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương để xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục