Mù Cang Chải: Đường vươn đến bản xa

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/2/2013 | 3:37:31 PM

YBĐT - Khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp nên giao thông của huyện vùng cao Mù Cang Chải rất khó khăn.

Có đường giao thông thuận lợi, hạt thóc, hạt ngô của đồng bào làm ra đã trở thành hàng hóa.
Có đường giao thông thuận lợi, hạt thóc, hạt ngô của đồng bào làm ra đã trở thành hàng hóa.

Mạng lưới giao thông của huyện mới được đầu tư xây dựng tuyến chính, còn thiếu nhiều tuyến ngang, mật độ đường giao thông so với diện tích tự nhiên còn thấp.

Đây cũng chính là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xóa đói giảm nghèo. Xác định phát triển giao thông là một trong những yếu tố quyết định đến phục vụ phát triển sản xuất, đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí… dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền và sự cố gắng của nhân dân các dân tộc trong huyện, năm 2012  đã ghi dấu ấn trong phong trào làm đường giao thông ở Mù Cang Chải khi là 1 trong 3 địa phương được UBND tỉnh tặng bằng khen vì thành tích phát triển giao thông nông thôn.

Ông Trần Minh Vấn - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện cho biết: "Trong năm qua, riêng với nguồn vốn  hỗ trợ kích cầu 7 tỷ đồng, toàn huyện đã làm 39 tuyến đường giao thông nông thôn miền núi với tổng chiều dài 100km, bề rộng mặt đường từ 3,5m trở lên. Cụ thể, xã Hồ Bốn 7 tuyến đường với chiều dài 9,9km, xã Khao Mang 3 tuyến 6km, Lao Chải 4 tuyến 9,5km, Mồ Dề 3 tuyến 4,4km…".

Trong quá trình thực hiện, phòng, ban chuyên môn của huyện cử cán bộ trực tiếp  về cơ sở giúp xã khảo sát, thiết kế xây dựng công trình và triển khai, hướng dẫn nhân dân thi công theo đúng yêu cầu. Mặc dù thi công trên địa hình khó khăn, núi cao vực sâu nhưng với lòng quyết tâm, chỉ bằng sức người và những dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng mà những tuyến đường theo triền núi cứ ngày càng vươn xa đến tận các bản xa xôi.

Năm nay bản Nà Tả (xã Hồ Bốn) đã có đường, hơn 3km được mở mới giúp việc đi lại trong bản đỡ hẳn khó khăn, đã có thể đi bằng xe máy. Mùa A Rùa - Bí thư chi bộ Nà Tả cho biết: "Bản có 34 hộ, 190 khẩu thì có 30 hộ đói nghèo, nguyên nhân do thiếu đất sản xuất, do nhận thức, sinh đẻ nhiều và do cả giao thông khó khăn. Giờ có đường, đi lại, buôn bán cũng  đã dễ dàng, cuộc sống sẽ có sự thay đổi".

Còn chị Cứ Thị Của - một người dân trong bản không giấu được niềm vui: "Có đường, hạt lúa, hạt ngô làm ra giờ xe máy có thể vận chuyển dễ dàng. Chắc cuộc sống bà con vùng cao chúng mình sẽ  đỡ khổ".

Cùng với Nà Tả, năm 2012 Hồ Bốn được Nhà nước hỗ trợ 694 triệu đồng, xã đã mở 7 tuyến đường ở các bản Háng Á, Trống Gầu Bua, Nà Tà, Trống Trở, Páo Lầu, Sáng Nhù, Sáng Đề Chù với tổng chiều dài 9,9km, mặt đường trung bình 3,5km.

Bí thư Đảng ủy xã Hảng A Ký đánh giá: "Phong trào làm đường giao thông nông thôn đã được bà con trong xã nhiệt tình hưởng ứng. Có đường, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào nhanh và thấm nhuần hơn, sự đầu tư của Nhà nước được dễ dàng và hiệu quả hơn, đây là cơ sở để cho Hồ Bốn có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo".

Cũng như Hồ Bốn, năm qua, phong trào làm đường giao thông được nhân dân xã Khao Mang hưởng ứng mạnh mẽ. Được Nhà nước hỗ trợ 420 triệu đồng, năm nay Khao Mang làm 3 tuyến đường: đường bản Tủa Mả Pán, đường ra khu sản xuất bản Khao Mang và đường ra khu sản xuất bản Háng Bla Ha B với tổng chiều dài là 6km.

Có thể nói, phong trào làm đường giao thông đã làm thay đổi bộ mặt vùng cao. Đến nay, Mù Cang Chải đã có mạng lưới giao thông đường bộ với 8 tuyến đường  huyện 117km, 400km đường thôn, bản và 422km đường cấp xã. Dù còn nhiều khó khăn nhưng giao thông đã từng bước đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa.

Có đường, những sản phẩm của bà con sản xuất ra đã trở thành hàng hóa, đem lại cuộc sống ấm no hơn cho bà con, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong năm qua đạt 14,5 %; thu nhập bình quân đầu người đạt 7,8 triệu đồng; sản lượng lương thực đạt trên 24 ngàn tấn...

Hơn thế, từ quá trình giao lưu do giao thông thuận lợi, nhận thức của người dân vùng cao đã nâng lên; niềm tin vào sự thành công trong cuộc chiến chống đói nghèo ở huyện vùng cao này càng có thêm cơ sở.

Nguyễn Đình

Các tin khác
Nhân dân xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu bê tông hóa đường nông thôn

Là xã vùng cao, xuất phát điểm thấp, nên khởi đầu xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu gặp không ít khó khăn. Song, nhờ sự quan tâm đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm của các cấp, ngành, sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương theo phương châm làm đến đâu chắc đến đó, đến nay, xã đã đạt 10/19 tiêu chí về XDNTM.

Các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình trong giờ hoạt động ngoại khóa.

Hết năm 2023, toàn huyện Yên Bình có 32 trường đạt tiêu chí “Trường học hạnh phúc”.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra công tác phát triển GTNT tại xã Châu Quế Hạ.

Những năm qua, với sự đồng lòng, chung sức của người dân, mỗi năm trên địa bàn huyện Văn Yên có hàng trăm ki-lô-mét đường liên thôn, bản, nội đồng được cứng hóa, góp phần từng bước hoàn thiện hạ tầng GTNT, tạo thuận lợi cho đi lại, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Trạm Tấu thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Năm 2024, huyện Trạm Tấu quyết tâm đưa chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 57%, tăng 1,5% so với năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục