Rộn ràng Lễ hội Nữ tướng Lê Chân

  • Cập nhật: Thứ bảy, 8/3/2014 | 7:33:59 PM

Sáng 8-3, tại Hải Phòng, Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân được tổ chức trang trọng tại quảng trường Tượng đài Nữ tướng Lê Chân. Đây là một trong những lễ trọng của người dân đất Cảng, với tấm lòng thành kính tưởng nhớ Nữ tướng Lê Chân - người có công khai hoang, lập ấp dựng lên “An Biên trang” (TP Hải Phòng ngày nay).

Rộn ràng Lễ hội Nữ tướng Lê Chân.
Rộn ràng Lễ hội Nữ tướng Lê Chân.

Tuy trời mưa nhỏ, nhưng hàng nghìn người dân Hải Phòng, du khách thập phương trong và ngoài nước vẫn nô nức dự hội, thể hiện lòng thành kính với người nữ tướng được xem là “Thành hoàng” đất Cảng, cũng như công lao to lớn của bà trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành độc lập dân tộc cách đây 1.974 năm.

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân mang đậm bản sắc Hải Phòng, với phần lễ đầy đủ các nghi thức trang trọng như: lễ cáo yết, dâng hương, lễ tạ, tế nữ quan… Các đoàn rước cũng rộn ràng với các đội múa lân, cờ đỏ sao vàng, cờ hội, trống, chiêng, bát biểu, kiệu Long đình, đoàn nhạc bát âm, đội tế nữ quan, đoàn dâng lễ cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân…

Phần lễ chính tại quảng trường Tượng đài Nữ tướng Lê Chân được khai mạc rộn rã với màn biểu diễn trống sau tiếng trống khai hội của Bí thư Quận ủy Lê Chân, Lê Thanh Sơn. Tiếp đó là các màn múa lân sư rồng; lễ dâng hương, lễ tế tạ cùng nhiều tiết mục diễn xướng chầu văn, hát chèo cổ, biểu diễn nhạc cụ dân tộc…

Chủ tịch UBND quận Lê Chân, Phạm Tiến Du cho biết, Lễ hội truyền thống Lê Chân là lễ hội lớn nhất của địa phương. Lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng, sinh hoạt lễ hội truyền thống... của nhân dân địa phương cùng đông đảo du khách thập phương mà còn thể hiện trách nhiệm và lòng thành kính của các thế hệ hôm nay với những vị anh hùng dân tộc, ghi nhớ công ơn các thế hệ trước đã không tiếc máu xương đánh giặc ngoại xâm, dựng xây nên mảnh đất này.

Lễ hội Nữ tướng Lê Chân không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy các nét đẹp văn hóa, nghi lễ truyền thống, mà còn là dịp để tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về thân thế, sự nghiệp, công lao to lớn của người Nữ tướng đã lãnh đạo người dân khai hoang, lấn biển, lập làng An Biên (An Biên trang) - TP Hải Phòng ngày nay. Bà đã có công tập hợp nhân dân, tích lũy lương thảo, luyện tập nghĩa binh, thu nạp hào kiệt, xây dựng một đội quân hùng mạnh và trở thành cánh quân chủ lực của Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Đông Hán xâm lược năm 40 sau Công nguyên. Sau chiến thắng, Nữ tướng Lê Chân được tấn phong là Thánh Chân Công chúa và đảm nhận trọng trách “Chưởng quản binh quyền”, thống lĩnh toàn bộ quân đội, kiêm trấn thủ vùng ven biển.

Lễ hội cũng là dịp giới thiệu, quảng bá với du khách trong và ngoài nước về các giá trị di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật của Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, về đền Nghè - ngôi đền thờ Nữ tướng Lê Chân, được người dân cho là rất linh thiêng trên phố Mê Linh, đã được xếp hạng Di tích quốc gia, và ngôi đình cổ An Biên...

Phần hội năm nay có nhiều mới mẻ với các hoạt động phong phú như việc “tái hiện” chợ quê giữa lòng thành phố, biểu diễn dưỡng sinh, thi cắm hoa nghệ thuật, thi cờ người, võ dân tộc, cùng các hoạt động văn nghệ như hoạt cảnh chèo, hợp ca…
Lễ hội được tổ chức quy mô, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, thực hiện xã hội hóa với sự góp công, góp sức của nhiều tập thể, cá nhân, các cơ sở tín ngưỡng và sự ủng hộ, hưởng ứng tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong quận và thành phố. Điều đó cũng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tự hào dân tộc, lòng thành kính, trách nhiệm và niềm tự hào là con cháu của Nữ tướng Lê Chân đang nỗ lực lao động sản xuất, xây dựng Thành phố Cảng ngày càng văn minh, hiện đại.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Phút thư giãn cùng biển.

Rừng dương xanh mát hữu tình, những rạn san hô nhiều hình thù, nhọn hoắt như bàn chông nhô lên bãi cát trắng, bãi tắm đẹp nõn nà... Đấy là những nét chấm phá mà nhiều bạn trẻ chợt phát hiện khi đến Hòn Đỏ (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận).

Những vũ công samba nhí tiếp tục làm không khí của Carnival hóa trang tại Rio de Janeiro Brazil sôi động, rực rỡ trong ngày cuối cùng của lễ hội đường phố hoành tráng nhất thế giới này.

Trình UNESCO công nhận Yên Tử là Di sản thế giới

Bộ VH-TT&DL hướng dẫn, phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang lập hồ sơ Danh thắng Yên Tử đệ trình UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới.

Bánh mì truyền thống của Đức được nước này coi như một phần di sản văn hóa cần bảo vệ. Trước sự “xâm lấn” của bánh mì giá rẻ sản xuất bằng dây chuyền công nghiệp, hàng ngàn lò sản xuất bánh mì truyền thống của Đức đã phải đóng cửa. Bánh mì được đề xuất trở thành... di sản

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục