Trà cung đình Huế - Nét tinh hoa của vùng đất Cố đô

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/4/2014 | 8:09:08 AM

Cố đô Huế không chỉ nổi tiếng với một nền ẩm thực cung đình tinh tế và cầu kỳ mà đến nay vẫn còn nhiều nét được lưu giữ lại. Trong số ấy, phải kể đến các loại trà cung đình và cách thưởng trà rất riêng của người Huế.

Nếu như xưa kia chỉ có các vua chúa, quan lại hay giới quý tộc mới có điều kiện thưởng thức trà cung đình thơm ngon mang phong vị cổ truyền, có tác dụng rất tốt cho sức khỏe thì ngày nay một người bình thường cũng có thể có điều kiện để thưởng thức.

Điều đặc biệt và là điều quan trọng nhất làm nên nét riêng của trà cung đình Huế là dược trà - nghĩa là vừa có trà, vừa có các thành phần thảo dược. Ví thế, trà cung đình Huế cũng có tác dụng như những bài thuốc, nhưng lại có mùi vị thơm ngon để thưởng thức như trà.

Công thức, tỉ lệ của các thảo dược trong mỗi bài trà đều rất quan trọng, đây là những bài trà được lưu truyền lại từ xa xưa. Các loại hoa để làm trà cung đình được sao sấy rất cẩn thận để có thể giữ được nguyên vẹn hương thơm và màu sắc.

Trà cung đình Huế rất thích hợp với cái nóng khắc nhiệt của mùa hạ, người dùng chỉ cần đun sôi nước, để nguội và thêm một vài viên đá là đã có ngay một ly trà thơm ngon mát lạnh. Trà có tác dụng thanh nhiệt, làm đẹp da cho phụ nữ, còn người già khi uống sẽ ngủ sâu và ngon giấc.

(Theo VTV)

Các tin khác
Một bộ sưu tập các nhãn hiệu bia Bỉ .

Bà Fadila Laanan - bộ trưởng văn hóa của cộng đồng nói tiếng Pháp thuộc Vương quốc Bỉ - cho biết Bỉ vừa nộp hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận văn hóa bia của nước này là di sản phi vật thể của nhân loại.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Bộ VHTTDL, Hiệp hội Du lịch Việt Nam... cắt băng khai mạc Hội chợ quốc tế Du lịch Việt Nam 2014, sáng 3/4.

Khai mạc Hội chợ quốc tế Du lịch Việt Nam 2014, sáng 3/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng du lịch góp phần làm các dân tộc gần nhau hơn, chia sẻ những nét đẹp văn hóa, cùng hỗ trợ để phát triển bền vững.

Thi gói bánh chưng trong Lễ hội Đền Hùng 2013.

Việc tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại càng góp phần củng cố thêm niềm tin, niềm tự hào và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Phủ Tiên Hương trong ngày khai hội Phủ Dầy.

Sáng ngày 2-4 (tức mồng ba tháng ba năm Giáp Ngọ), tại xã Kim Thái, UBND huyện Vụ Bản (Nam Định) tổ chức khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2014.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục