Lễ hội truyền thống chùa Long Đọi Sơn

  • Cập nhật: Thứ bảy, 19/4/2014 | 8:38:10 AM

Ngày 18-4, UBND huyện Duy Tiên đã tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống chùa Long Đọi Sơn và công bố quyết định công nhận Bảo vật quốc gia với bia Sùng Thiện Diên Linh.

 Núi Đọi - Sông Châu, biểu tượng của Hà Nam cũng như ngôi chùa và cây tháp cổ được xây dựng dưới triều vua Lý Nhân Tông từ lâu đã được nhiều người biết đến. Đầu thế kỷ 15, ngôi chùa và cây tháp bị quân Minh phá hủy. Ngôi chùa đến nay còn giữ lại những di vật quý thời Lý như là sáu pho kim cương, tượng đầu người mình chim (Kinari), nhiều mạng chạm trang trí bằng đất nung, đặc biệt là tấm bia Sùng Thiện Diên Linh.

Trải qua nhiều thời đại từ Mạc đến Nguyễn sau này, ngôi chùa đã qua nhiều lần được trùng tu tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét cổ kính của ngôi chùa.

Là cây bia lớn và cổ nhất nước, bia Sùng Thiện Diên Linh được triều đình do đích thân vua Lý Nhân Tông chỉ đạo tạo tác. Người soạn văn bia là Nguyễn Công Bật giữ chức Hình bộ Thượng thư; viết chữ để khắc là Thượng thư Bộ công lý Bảo Cung, cả hai vị đều giữ chức vụ cao trong triều đình, có vị thế cao trong xã hội. Bia được khắc chữ cả hai mặt trước khắc 4257 chữ Hán, thể hiện nổi bật ở mặt trước của bia là Bài minh gồm 88 câu thơ, Văn bia bổ sung những tư liệu lịch sử quý về cuộc đời và sự nghiệp của vua Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt; phản ánh triết lý duyên khởi của Phật giáo, tình hình phật giáo ở thời Lý.

Bài ký văn bia cũng là đầu tiên và duy nhất nói đến việc tu sửa chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột). Văn bia cũng mô tả những nét cơ bản về tháp Sùng Thiện Diên Linh. Dòng chữ trên trán bia ở mặt trước theo kiểu chữ “Phi Bạch” do Lý Nhân Tông ngự đề. Mặt sau bia khắc bài thơ Đường luật của vua Lê Thánh Tông.

Bia được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia theo quyết định 1599/ QĐ-TTg ngày 30-12-2013, là một trong 37 bảo vật quốc gia, ấn tích của thời Phật giáo huy hoàng thời Lý. Các bảo vật này được Hội đồng khoa học các cấp lựa chọn theo tiêu chí: Tính độc bản, độc đáo, có giá trị, đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước…

Đây là cổ vật đầu tiên của tỉnh Hà Nam được công nhận là Bảo vật quốc gia.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Khách du lịch tại Đà Lạt.

Dịp lễ 30-4 và 1-5 năm nay, cán bộ công chức, viên chức sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ ngày 30-4 đến 4-5. Dù còn hơn 10 ngày nữa mới đến dịp nghỉ lễ nhưng tại các công ty lữ hành, tình hình đăng ký tour khá nhộn nhịp, không ít tour đã khóa sổ. Trước nhu cầu tăng đột biến của khách, liệu giá tour có tăng theo?

Người Lào gọi Tết của mình là Bun Pi May (Lễ hội năm mới) hay Pi May (năm mới). Tết Lào còn có tên khác rất ý nghĩa là “Bun Hốt Nậm” (Lễ hội té nước), vì hoạt động té nước diễn ra khắp nơi trong các ngày Tết và đây chính là hồn cốt của tết Lào.

Những con hàu sữa béo múp, mang hương vị đậm đà của biển được kết hợp với pho mai béo ngậy cho vào lò nướng sẽ là một món ăn hấp dẫn để bạn và gia đình thay đổi khẩu vị.

Thực hiện nghi lễ bỏ mả.

Lễ Bỏ mả hiện vẫn được thực hành và trao truyền trong cộng đồng người Raglai ở các huyện miền núi thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục