Lâm Thượng hứa hẹn điểm đến hấp dẫn

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/6/2023 | 7:41:25 AM

YênBái - Lâm Thượng là xã trọng điểm trong Đề án phát triển du lịch của huyện Lục Yên giai đoạn 2021 - 2025. Các sản phẩm du lịch của xã đang dần hoàn thiện, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Tày địa phương và bước đầu đã quảng bá nét đẹp văn hóa, cảnh quan, nông sản đặc sản... góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân.

Homestay nhà sàn truyền thống của anh Tăng Viết Dũng, thôn Nậm Chắn, xã Lâm Thượng.
Homestay nhà sàn truyền thống của anh Tăng Viết Dũng, thôn Nậm Chắn, xã Lâm Thượng.

Những năm gần đây, nhận thức và sự quan tâm về phát triển du dịch của cấp ủy, chính quyền và người dân xã Lâm Thượng có nhiều chuyển biến rõ nét. Do đó, các điểm du lịch cũng dần được hình thành và phát triển; sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng; nhiều cơ sở lưu trú được hình thành như: cơ sở lưu trú du lịch Xoi Farmstay thôn Tông Pình Cại, Mộc Farmstay thôn Khéo Lẹng - Jack Ecolodge thôn Chang Pồng. 

Nhiều loại hình du lịch được khai thác như: du lịch trải nghiệm; du lịch mạo hiểm và khám phá; chinh phục đồi 700; khám phá các hang động: Nà Kèn, Thẳm Dường; hang Bó Khéo… Loại hình du lịch sinh thái gồm các địa điểm hấp dẫn như: thác nước Nặm Chắn, thác Nà Kèn… 

Hoạt động du lịch xã Lâm Thượng đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho khoảng 50 lao động và từng bước tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Ông Lê Viết Đại - Bí thư Đảng ủy xã Lâm Thượng cho biết: để tạo điểm nhấn du lịch địa phương, xã đang có kế hoạch xây dựng thôn Khéo Lẹng trở thành một thôn du lịch mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Tày. Bởi lẽ, Khéo Lẹng có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ được bao quanh bởi những dãy núi đá có nhiều hang động là địa điểm lý tưởng cho loại hình du lịch sinh thái. 

Cùng đó, toàn thôn có 202 hộ với 815 nhân khẩu; trong đó, dân tộc Tày chiếm 97%, hiện vẫn giữ được hệ thống nhà sàn truyền thống bằng gỗ, lợp lá cọ và bảo lưu được các giá trị của nhiều loại hình văn hóa dân gian, nên rất phù hợp với phát triển du lịch cộng đồng. Đặc biệt, đường bê tông đến thôn Khéo Lẹng và đến các ngõ thôn hoặc liên kết với các thôn khác trong xã, trong vùng rất thuận tiện.

Tại Lâm Thượng, thôn Khéo Lẹng đang được xã quan tâm, xây dựng trở thành thôn du lịch mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Tày, Khéo Lẹng có nhiều hang động, thác nước còn rất hoang sơ, nổi bật như thác Xả Tràn, thôn Nậm Chắn cách trung tâm xã khoảng 4 km với cấu trúc tự nhiên gồm 5 tầng thác chiều dài 400 m có 2 bãi tắm; trong đó, bãi 1 diện tích 300 m2 và bãi 2 diện tích 200 m2 diện tích mặt bằng sử dụng khoảng 2 ha; tiếp đến là hang Thẳm Dường nằm trong khu vực núi Nà Kèn và hang có chiều dài 150 mét, có nhiều khối nhũ đá lấp lánh rất đẹp (nhiều du khách đến tham quan đều đánh giá đây là một trong những hang động đẹp nhất ở miền Bắc)... 

Bên cạnh những hoạt động du lịch khám phá thiên nhiên, các hoạt động du lịch cộng đồng cũng là thế mạnh của Lâm Thượng. Anh Tăng Viết Dũng - chủ một homestay thôn Nậm Chắn cho biết: "Tại đây, du khách có thể nghỉ dưỡng tại các nhà sàn truyền thống thưởng thức ẩm thực dân tộc, trải nghiệm các hoạt động cộng đồng, bản sắc văn hóa dân tộc như: nghi lễ dân gian, dân ca, dân nhạc, dân vũ, trang phục dân tộc, thưởng thức các món ăn đặc sản nổi tiếng của xã như: măng mai, vịt bầu, cá bỗng, gà thiến, rêu đá, rau rừng, rượu thuốc…”..

Với phương châm phát triển du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn để trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của xã, Lâm Thượng đang quyết tâm tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, có thương hiệu và trở thành một trong những điểm đến du lịch của huyện Lục Yên.
Anh Dũng

Tags Lâm Thượng du lịch Nà Kèn du lịch cộng đồng măng mai vịt bầu cá bỗng gà thiến rêu đá rau rừng

Các tin khác
Màn trình diễn của đội Canada

Với chủ đề “Tình yêu không biên giới”, đêm thi thứ hai của Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng – DIFF 2023 đã đưa du khách trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc tình yêu, từ những màn trình diễn pháo hoa mãn nhãn cho đến các tiết mục nghệ thuật thú vị đến từ các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế.

Huyện Yên Bình sở hữu vùng hồ thủy điện Thác Bà, là 1 trong 3 hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, được ví như “vịnh Hạ Long trên núi” của vùng Tây Bắc. (Ảnh: Thanh Miền)

Là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, huyện Yên Bình (Yên Bái) đang nỗ lực phấn đấu, từng bước đưa ngành du lịch phát triển bền vững, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh Yên Bái cũng như quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.

Anh Sùng A Tủa (thứ 5 từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm cùng du khách khi dẫn đường tới thác Háng Đề Chơ.

Phát huy tình yêu quê hương, nhiệt huyết của tuổi trẻ để ngày ngày quảng bá vẻ đẹp Yên Bái đến du khách muôn phương. Sùng A Tủa, Nguyễn Tuấn Vũ, Nguyễn Đức Tuệ và nhiều người trẻ như thế - mỗi câu chuyện của họ là một cách quảng bá hình ảnh du lịch Yên Bái khác nhau.

Đồng chí An Hoàng Linh - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Yên Bình khảo sát quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Đồng Tý, xã Phúc An.

Vừa qua, lãnh đạo huyện Yên Bình đã đi khảo sát một số điểm phù hợp để phát triển du lịch homestay, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái gắn với sản phẩm nông nghiệp tại các xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục