Lễ hội “Khám phá Thác Bà - 2009” sẽ khai mạc vào ngày 26/6
- Cập nhật: Thứ hai, 8/6/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Lễ hội được tổ chức từ ngày 26 đến 28/6/2009 tại thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình (Yên Bái) và vùng phụ cận với quy mô, hình thức thiết thực, sinh động, hiệu quả, tiết kiệm, phát huy được bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, tăng cường tính xã hội hóa trong hoạt động tổ chức.
Thủy điện Thác Bà.
(Ảnh: Thu Trang)
|
Nằm trong chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai nhằm tăng cường quảng bá, liên kết xây dựng các tour, tuyến du lịch, kỷ niệm 64 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (30/6/1945 – 30/6/2009), UBND tỉnh Yên Bái xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ hội “Khám phá Thác Bà - 2009”.
Phần quan trọng nhất trong chương trình là lễ khai mạc Lễ hội “Khám phá Thác Bà - 2009” và trình diễn trang phục các dân tộc vùng hồ Thác Bà sẽ chính thức bắt đầu vào tối ngày 26/6/2009 tại Sân vận động thị trấn Thác Bà với các nghi lễ khai mạc lễ hội, biểu diễn các tiết mục văn hóa văn nghệ và trình diễn trang phục của các dân tộc Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Nùng. Gắn với việc bảo vệ môi trường vùng hồ Thác Bà là Hội trại “Vì môi trường xanh và bảo tồn thiên nhiên hồ Thác Bà” với các hoạt động cắm trại, giao lưu ca nhạc, tọa đàm của thanh thiếu niên giới thiệu hình ảnh du lịch Yên Bái với môi trường xanh và bảo tồn thiên nhiên hồ Thác Bà.
Bên cạnh đó là một loạt các hoạt động giao lưu văn hóa như: Lễ dâng hương tại đền Thác Bà và Đài tưởng niệm các liệt sĩ; Hội chợ Thương mại - Du lịch Thác Bà trong đó có Phiên chợ quê; chương trình giao lưu văn hóa - văn nghệ quần chúng; chiếu phim tư liệu “Thác Bà xưa và nay”, thư viện sách lưu động; các hoạt động văn hóa, thể thao tại thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh.
Đặc biệt là các tour du lịch khám phá Thác Bà hấp dẫn du khách tại các địa điểm du lịch trên hồ Thác Bà trong thời gian tổ chức lễ hội giúp du khách được tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng hồ Thác Bà, thăm các địa danh như: Làng văn hóa du lịch Ngòi Tu, Xuân Lai, động Thủy Tiên, động Xuân Long, Nhà máy Thủy điện Thác Bà.
Cùng với các hoạt động văn hóa, hoạt động thể thao diễn ra trong lễ hội được chia làm 2 phần chính là biểu diễn và thi đấu. Phần biểu diễn gồm biểu diễn canoing, caclos của đồng bào các dân tộc vùng hồ Thác Bà và xã Nam Cường (thành phố Yên Bái), tung còn... Phần thi đấu gồm Hội đua thuyền “Âm vang hồ Thác Bà”; Giải bóng chuyền tỉnh Yên Bái mở rộng cùng các môn: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, quần vợt...
Toàn bộ các hoạt động phục vụ lễ hội của ngành văn hóa, thể thao và du lịch (là cơ quan thường trực) đang được ráo riết triển khai, ngành đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, các đơn vị trực thuộc. Công tác chuẩn bị đang được tiến hành chu đáo, theo đúng tiến độ của Ban Chỉ đạo Lễ hội đề ra.
Gia Huy
Các tin khác
Miệng hang chỉ rộng trên 10 m, nhưng càng vào sâu lòng hang càng cao, rộng; nhiệt độ trong hang lúc nào cũng mát lạnh. Bước đầu khám phá diện tích hang rộng hàng chục nghìn m2 được tô điểm bởi vẻ đẹp kỳ thú, muôn màu của thạch nhũ…
Lạng Sơn thì có nhiều món quay, nhưng thịt quay nói ở đây chỉ có thể là thịt lợn, mà phải là lợn sữa hẳn hoi được quay trên than củi thừng mực lấy trong rừng về. Cái anh lợn quay thì ở đâu mà chả có, ấy thế nhưng ai đã từng ăn thịt lợn quay Lạng Sơn một lần thì đến cả chục năm sau vẫn nhớ, vẫn thèm.
Kể từ lần tổ chức cuối cùng vào năm 1948, Lễ hội Nàng Han đã vắng mặt hơn 60 năm trong đời sống của đồng bào Thái Tây Bắc. Hai năm gần đây, ngành văn hóa tỉnh Lai Châu đã có chủ trương khôi phục lại lễ hội này ở nơi cội nguồn sinh ra nó: bản Vàng Pheo, xã Mường So, huyện Phong Thổ.
Đến vùng Bảy Núi ở An Giang, đi từ Tịnh Biên cho tới Tri Tôn, đâu đâu cũng thấy những cây thốt nốt thân thẳng đứng, cao vút lên trời xanh làm nên nhiều món ngon, nức tiếng của xứ này.