Đền Rồng - nơi thờ vị Vua Bà đời Lý

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/11/2009 | 12:00:00 AM

Đây là một trong những công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Đền được trùng tu xứng với tầm vóc nơi thờ một vị vua triều Lý và đáp ứng nguyện vọng, tâm linh của người dân Kinh bắc.

Đền Rồng thờ Lý Chiêu Hoàng, vị Vua cuối cùng của Vương triều Lý. Đền được xây dựng vào thế kỷ XIII, trải qua thời gian và ảnh hưởng của chiến tranh đã xuống cấp nghiêm trọng.

Xác định đây là một công trình văn hóa gắn với tâm linh, được người dân tôn kính, tỉnh Bắc Ninh đã đầu tư xây dựng lại công trình này theo kiểu dáng xưa. Hiện nay ngôi Đền đã hoàn thiện và là một trong những công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội.

Đền Rồng thờ Bà Lý Chiêu Hoàng, ở thôn Long Vỹ, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Ngôi đền này cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 15 km. Truyền rằng, vì Bà là vị vua cuối cùng triều Lý nên chỉ được thờ ở phía Tây, nơi mặt trời lặn và thôn Long Vỹ là phía đuôi của con Rồng. Qua thời gian và chiến tranh, Đền thờ bà Lý Chiêu Hoàng bị hư hỏng nặng...

Năm 1921, cụ Hồng Lô Thiếu Khanh- Nguyễn Tiến Hường, những người con Đình Bảng, đã bỏ tiền xây dựng lại Đền Rồng trên nền cũ nhưng với kiến trúc cách tân và vật liệu mới, khác hoàn toàn so với Đền Rồng cũ. Công trình mới có hiên tây, tường hoa chắn mái, nền lát gạch hoa, các cấu trúc gỗ trơn không có hoa văn; nguyên vật liệu gồm gạch và ngói thời đó. Về sau, mỗi khi có người phát tâm, đền lại được tu bổ, sửa chữa chắp vá. Vì thế, ngôi đền không còn mang nhiều giá trị về mặt kiến trúc.

Sau gần 80 năm, ngôi đền hư hỏng nhiều, nhân dân Đình Bảng đã nhiều lần sửa chữa, chắp vá để lấy nơi thờ cúng và mong ước có kinh phí để xây dựng lại cho xứng với tầm vóc của ngôi đền thờ một vị vua triều Lý.

Đáp ứng nguyện vọng chính đáng và nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, từ tháng 11/2007, Uỷ ban Nhân dân xã Đình Bảng đã có tờ trình và được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cho phép lập dự án đầu tư xây dựng. Mẫu ngôi đền mới đã được tham khảo qua nhiều ý kiến đóng góp của dân làng, đặc biệt là các cụ cao tuổi, được trưng bày tại Đền Rồng từ tháng 1/2008 để lấy ý kiến đóng góp của người dân. Mẫu thiết kế mới của ngôi đền đã được Công ty Kiến trúc và Công nghệ mới, trình Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh thẩm định. Ngày 30/11/2007, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã cho phép Uỷ ban nhân dân phường Đình Bảng lập dự án đầu tư trùng tu lại Đền Rồng, với kinh phí hơn 2,7 tỷ đồng... Ông Nguyễn Thạc Nhân, Trưởng Ban quản lý Di tích đền Rồng bày tỏ: Việc tu bổ Đền là nguyện vọng của nhân dân, khi nhiều hạng mục của Đền đã xuống cấp.

Ông Nguyễn Thạc Nhân nói:Hiện nay, việc trùng tu các hạng mục đền được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất làm Đền, hoàn thiện Đền chính. Giai đoạn 2, hoàn thiện sân và xung quanh Đền. Giai đoạn 3, hoàn thiện cổng cho khang trang hơn. Cho đến bây giờ, đã hoàn chỉnh phần nội thất”.

Đến nay, các hạng mục chính của công trình như: nhà thờ chính, nhà khách, sân đền… đã cơ bản hoàn thành. Những người xây dựng đã bảo tồn được 2 cây Nhội và 1 cây Duối có niên đại trên 300 năm, cùng sập cổ và hoành phi, câu đối... Ngày 1/9 âm lịch vừa qua, nhân dân địa phương cùng Ban quản lý di tích đã làm lễ dâng tượng vua Bà vào điện thờ. Đền Rồng sẽ được gắn biển công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long nhân ngày giỗ của Vua Bà (ngày 23/9 âm lịch hàng năm).

Ông Nguyễn Thạc Vinh, Chủ tịch UBND phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn cho biết: Chúng tôi phấn đấu đến ngày 23/9 âm lịch, ngày hội, ngày giỗ của Vua Bà thì sẽ tổ chức khánh thành công trình. Khi hoàn thành, đây là công trình để nhân dân thờ phụng Bà và cũng là công trình để giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn cho con em chúng ta”.

Có quyết định tôn tạo ngôi Đền, người dân phường Đình Bảng cùng khách thập phương công đức các hiện vật thờ cúng cho ngôi Đền khá nhiều. Ông Nguyên Văn Dũng, người dân phường Đình Bảng, bày tỏ: Việc xây dựng đền Rồng được nhân dân rất tán thành, bởi vì trước kia đền đã quá mục nát... được Nhà nước đầu tư sửa chữa, xây dựng lại, chúng tôi rất phấn khởi... Chúng tôi có gì đóng góp nấy để xây dựng cho ngôi đền khang trang đẹp đẽ...”.

Nhân dân Đình Bảng chỉ mong lúc kinh tế khấm khá để góp công góp của xây dựng lại ngôi đền, lấy chỗ khang trang thờ phụng Vua Bà. Vốn quý nhất của đền Rồng chính ở "phần hồn", phần tâm tưởng của những người con dân nước Việt hướng tới một vị vua đã góp phần làm nên một triều Trần có công dựng nước và giữ nước vĩ đại trong lịch sử dân tộc.

(Theo VOV)

Các tin khác

Bánh tằm bì có ở nhiều nơi nhưng riêng tại Bạc Liêu thì món ngon trên thuộc hàng đặc sản. Ai từng ăn một lần sẽ nhớ mãi về sau.

Hang động giữa lòng thành phố.

Động Nhị Thanh nằm giữa TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn là một trong những nơi mà du khách không nên bỏ qua nếu có chuyến đi về tỉnh này.

YBĐT - Đến Nghĩa Lộ, được người dân ở đây kể cho nghe câu chuyện thật cảm động. Có một em nhỏ theo ông từ Hà Nội lên thị xã miền Tây này, vừa xuống xe ô tô, em bật reo lên: “A, nhà Bác Hồ đây rồi!”. Thì ra, em nhìn thấy ngôi nhà sàn trong Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa trung tâm thị xã mà cứ ngỡ là nhà Bác ở Thủ đô. Chính điều đó cũng khiến cho mỗi người dân Ngh

Cũng giống như nhiều món ăn khác, bún riêu cua là một trong những món ăn dân giã của người dân đất Hà thành. Nhưng khác với phở có vị béo ngậy, khác với cháo có vị thanh thanh, bún riêu có vị ngọt đậm, dôn dốt chua, phảng phất mùi cua đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục