Lễ hội Hoa kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội
- Cập nhật: Thứ sáu, 27/11/2009 | 12:00:00 AM
Lễ hội Hoa Hà Nội sẽ được tổ chức vào dịp Tết dương lịch 2010 từ ngày 30/12/2009 đến hết ngày 3/1/2010. Lễ hội gắn với sự kiện Mừng Đảng-Mừng Xuân-Mừng Thăng long Hà Nội 1000 năm tuổi.
|
Đây là lần thứ II lễ hội văn hoá đặc sắc này được tổ chức với qui mô lớn, đồng thời là hoạt động mở màn cho các sự kiện văn hoá, du lịch sẽ diễn ra trong năm đại lễ 2010 tại Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành cả nước.
Phát biểu tại cuộc họp báo chiều nay (26/11), bà Nguyễn Thị Hoa, Phó giám đốc Trung tâm triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam-Phó ban tổ chức Lễ hội hoa kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội cho biết: “Qui mô lễ hội lần này lớn hơn. Trục đường chính trên đường Đinh Tiên Hoàng sẽ trở thành phố đi bộ và những đại cảnh quan trọng nhất sẽ đặt ở đó. Hoa sẽ được trưng bày ở trên hè, trên mặt hồ. Toàn bộ những điểm nhất chính trên trục đường này như cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn, Tượng đài vua Lê Thái Tổ đều có trang trí hoa”.
Một trong những đại cảnh quan trọng là Biểu tượng Rồng thiêng với tháp hoa cao 6m với 9 rồng chầu được kết từ hoa và quả tươi. Bên cạnh đó, một cuốn sách lớn được kết bằng hoa đặt đối diện với Tháp bút Đài nghiên trên một thảm hoa lớn. Đại cảnh này nhằm thể hiện sự kết nối thời gian về tri thức của văn hoá dân tộc, của những danh nhân, hiền tài của đất nước nối tiếp nhau qua các thời kỳ đã làm nên một Thăng Long Hà Nội linh thiêng hào hoa.
(Theo VOV)
Các tin khác
Nói về nem thì có lẽ miền nào cũng có với những đặc trưng riêng của mình, tuy nhiên khi nói đến nem cua, người ta thường nói đến nem cua bể Hải Phòng như một niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của Việt Nam.
Rừng tràm Trà Sư thuộc vùng núi Thất Sơn, tỉnh An Giang là một trong những điểm đến quen thuộc của nhiều du khách. Không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang sơ với quần thể thực, động vật phong phú, nơi đây còn được được đánh giá là khu rừng có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác bảo tồn thiên nhiên.
YBĐT - Văn Chấn - Mường Lò là mảnh đất phía Tây của tỉnh Yên Bái với 31 xã, 3 thị trấn. Dân số hơn 14 vạn người (khoảng 28 nghìn hộ), phân bố không đồng đều trên một diện tích 1.223km2. Văn Chấn có 13 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có dân tộc Thái, Tày, Dao, Mông, Giáy, Khơ Mú, Mường, Hoa... (dân tộc thiểu số chiếm 65%).