Độc đáo lễ Hội chém lợn làng Ném Thượng
- Cập nhật: Thứ sáu, 11/2/2011 | 8:16:33 AM
Lễ chém lợn làng Ném Thượng (xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) đã trở thành một lễ hội đặc sắc của xứ Kinh Bắc.
|
Chẳng thế mà cứ mùng 6 tháng Giêng, người người lại nhắc nhau:“Đi qua Kinh Bắc bến hồ, Về hội đình Thượng lễ chùa Đại Bi. Đi hội Ném Thượng cùng đi, Hội thi xôi nếp chém thi lợn thờ”
Từ sáng sớm, kiệu, lọng, cờ hội được bày trước sân đình chuẩn bị lễ rước
Chuyện kể rằng: một vị tướng cuối đời Lý tên là Đoàn Thượng, khi đánh trận chạy đến vùng núi này đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hàng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang vu này. Theo tín ngưỡng dân gian của vùng quê Kinh Bắc, huyết lợn trong lễ tế thánh tượng trưng cho sự sung túc, khả năng sinh sản, sức sống tràn trề, mùa màng bội thu, vật nuôi sinh sản nhiều...
Cho “cụ ỉn” ăn uống trước khi rước . |
Hai người được dân làng chọn từ rằm tháng 7 đều là những người khoẻ mạnh, gia cảnh sung túc, tuổi đúng 50 để nuôi 2 “cụ ỉ” làm lễ vật tế thánh. Đến rằm tháng 8, họ bắt đầu chọn lợn để nuôi. Cân nặng ban đầu của hai chú lợn là 25kg, cho đến ngày diễn ra lễ hội là khoảng 150kg. Người nuôi lợn mát tay hơn sẽ được thưởng 100 kg thóc, người còn lại được 50 kg thóc.
Các thiếu nữ trong làng làm nhiệm vụ dâng lễ vật hoa quả . |
Lợn được rước từ nhà gia chủ ra sân đình từ chiều ngày mùng 5. Sáng mùng 6, đúng ngày hội chính, toàn thể bà con dân làng tiến hành lễ rước lợn vòng quanh làng. Từ sân đình Thượng, hai chú lợn nằm trong cũi được rước ra từ phía cửa Đông, đi qua đường làng, rồi núi Nghè, núi Ngoan Sơn và vòng về từ phía cửa Tây của đình. Trong suốt thời gian diễn ra lễ rước, những người dân không tham gia vào nghi thức này sẽ đứng dọc hai bên đường, cầm theo một ít tiền gọi là “mừng tuổi cụ ỉ”, hoặc chuẩn bị những mâm bánh kẹo, chè thuốc bày trước cửa nhà để bồi dưỡng những người đưa rước.
Cụ ỉ nằm trong xe sẽ rước một vòng đường làng…. |
Những người tham gia vào nghi thức chém lợn đểu được chọn lựa kĩ càng, từ tuổi tác, sức khỏe, gia cảnh và đạo đức. Hai thủ đao năm nay đều sinh năm 1965, hai người phất cờ sinh năm 1955, ngay cả người trông xe trong sân đình cũng phải sinh năm 1974 hoặc 1975…
Hai chú lợn thờ bị chém đứt đôi, máu văng đầy sân. Theo phong tục cổ xưa, ý nghĩa sâu kín của lễ chém lợn tế thánh liên quan đến tín ngưỡng phồn thực: máu được đồng nhất với tia sét, với tia nắng... có khả năng làm thụ thai, làm cho sự sống sinh sôi. Tế thần bằng máu có nghĩa là cầu mong sức sống tràn trề cho tất cả mọi người trong làng. Chính vì thế, kết thúc lễ chém lợn, dân làng thường cầm những tờ tiền lẻ chấm vào máu “cụ ỉ” rồi mang về đặt lên ban thờ, cầu cho một năm may mắn và sung túc.
Người dân ven đường mừng tuổi cho cụ ỉn. |
Mỗi xe chở cụ ỉ có khoảng 6 người hộ giá
Những mâm chè, thuốc lá, trầu cau… được bày sẵn ven đường để bồi dưỡng đám rước
Toàn cảnh đám rước làng Ném Thượng
Đi trước xe rước là gia đình được dân làng chọn để chăm sóc cụ ỉ
Tướng cờ múa hiệu lệnh chuẩn bị lễ chém lợn
Những người khỏe mạnh sẽ có nhiệm vụ giữ chân cụ ỉ
Thủ đao làm nhiệm vụ chém
Sau khi chém xong, hai thủ đao làm lễ tế trong đình
Dùng tiền lẻ chấm vào máu lợn để cầu may mắn cho gia đình
Một phần cổ của lợn sẽ được luộc bằng nước mắm để tế thánh tại đình
(Theo TPO)
Các tin khác
YBĐT - Xuân Tân Mão 2011 này, về Nam Cường vào ngày Rằm tháng Giêng, đất trời như bừng sáng lên, mọi người ai cũng thành kính hướng về nguồn cội, dâng lên Mẫu những điều mong muốn tốt đẹp và tâm hồn mỗi người thêm ấm áp, thanh bình trong một mùa xuân mới.
YBĐT - Cái rét đến cắt da, cắt thịt của miền rừng Tây Bắc tan dần trong nắng ấm ban mai. Xuân đến trên những nhành cây nảy lộc xanh non, cũng là lúc dưới dòng suối Thia hiện lên màu xanh biếc của rêu đá.
YBĐT - Nằm bên bờ sông Hồng, cách thị trấn Mậu A (Văn Yên) chừng 41 km theo đường tỉnh lộ 151 là tới Khu di tích lịch sử - văn hóa đền Nhược Sơn.