Bánh khoai sọ - chút quà quê vào phố

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/9/2011 | 2:27:09 PM

Người Hà Nội mong ngóng tới mùa khoai sọ, để gặp trên phố bóng dáng bà lão quen, gánh đôi quang, trên cái thúng là những chiếc bánh khoai sọ gói lá dong xanh, thắt sợi rơm vàng.

Bánh khoai sọ Hoài Đức- Hà Tây, quà quê vào phố.
Bánh khoai sọ Hoài Đức- Hà Tây, quà quê vào phố.

Có thể bắt gặp các bà, các mẹ từ Hà Tây - đất trăm nghề trên bất cứ phố nào của Hà Nội. Một quang gánh, hay chiếc mẹt cắp ngang sườn, cả một thế giới quà quê trong đó. Bánh gai, bánh rán, bánh nếp, bánh chuối, bánh dợm, bánh giò, bánh dầy đậu, chè con ong… Và mùa khoai sọ này, quang gánh của người bán hàng có thêm món mới - bánh khoai sọ, chút quà quê từ Hoài Đức - Hà Tây vào phố.

Một bà lão miệng bỏm bẻm nhai trầu vừa gỡ đủ thức bánh trên đôi thúng xuống, vừa khoe đã 20 năm gồng gánh bánh từ Hà Tây lên xứ kinh kì. Gia tài của bà lão là đôi quang, chiếc đòn tre và đủ các loại bánh trái dân dã “từ củ sắn củ khoai” như bà nói. Mùa nào thức nấy, mùa nóng có bánh gio, bánh dợm, mùa lạnh có bánh giò, chè con ong… Bà lão nhấc ra đôi bánh còn ấm nóng gói không vuông, cũng chẳng tròn, buộc sợi rơm: “Bánh khoai sọ, lạ miệng lắm, ăn thử đi!”.

“Bánh khoai sọ làm đơn giản, tranh thủ mùa khoai sọ được mùa, luộc chín khoai, lột vỏ, nghiền nhuyễn, trộn thêm chút bột gạo cho dẻo. Hấp chín đậu xanh, trộn với muối, hạt tiêu cho thơm, gói làm nhân bánh. Bánh khoai sọ gói bằng lá dong, luộc chốc lát bánh đã chín. Vớt bánh, rửa vỏ đi cho khô nước dính, thế rồi quẩy quang gánh ra Hà Nội”. Trong khi khách còn lạ lẫm với miếng bánh tim tím, nhân vàng, xắt ra trông như những khoanh trứng gà luộc, bà lão đã nhanh mồm miệng kể về món bánh dân dã quê mình.

Bánh khoai sọ ngon, cần thứ khoai bở, luộc khoai cho thêm ít muối để củ khoai ngon. Không quá dẻo, cũng chẳng khô, miếng bánh dậy mùi khoai sọ không lẫn vào đâu được. Màu tim tím, trong trong của miếng bánh kích thích vị giác. Nhân bánh thơm như mùi xôi khúc, ăn bánh khoai sọ chấm thêm chút muối vừng thêm đậm đà.

Người quê thường có những “phát kiến” kì lạ cho những món ăn của mình. Và kì lạ thay sự phát kiến nào cũng mang lại những thú vị, hấp dẫn riêng cho cuộc sống vốn ồn ào, náo nhiệt nơi phố thị!

(Theo LĐO)

Các tin khác
Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Từ ngày 2 đến ngày 4-9, lượng khách đổ về các điểm du lịch từ khắp Bắc - Trung - Nam đều tăng đột biến.

YBĐT - Hội thi trâu lần này, 12 cặp trâu được tuyển chọn qua vòng loại trực tiếp đến từ các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên và Văn Yên tham gia các nội dung: thi trâu kéo nhanh, trâu béo đẹp, trâu to nhất và trâu thi trận đấu hay nhất.

Khu di tích Tân Trào được nhiều du khách lựa chọn tham quan du lịch.

Trong những ngày mùa thu Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, các địa danh lịch sử như khu di tích Tân Trào, Điện Biên Phủ, Cao Bằng... đã trở thành sự lựa chọn trong hành trình khám phá điểm đến của không ít người dân.

Mắm phương Nam phù hợp với tất cả món ăn.

Mắm là món trứ danh của người dân Nam Bộ, từ lúc đi mở cõi phương Nam. Không đơn thuần là món ăn dân dã mà mắm còn là sản phẩm văn hóa đặc trưng miền sông nước Nam Bộ. Đến nỗi, sách Gia Định Thành Thông chí của Trịnh Hoài Đức có ghi: “Ở Nam Bộ có những kỳ thi ăn mắm và đã có người ăn một lúc cả chục cân”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục