Vạn người rồng rắn về Hội An xin xăm, cầu an

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/2/2013 | 2:11:13 PM

Cứ đến 16 tháng Giêng âm lịch, trong khi hàng vạn khách thập phương đổ về Hội An để xin xăm đầu năm thì người dân phố cổ lại rộn ràng với Lễ cầu an xóm.

Người dân Hội An rộn ràng với lễ cầu an xóm
Người dân Hội An rộn ràng với lễ cầu an xóm

Không bị giới hạn về địa lý, hành chính nên một người dân ở xóm dưới, có thể lên xóm trên để làm lễ cầu an. Và cứ như vậy,  đến 16 tháng Giêng âm lịch, hoặc 20 tháng Giêng âm lịch, người dân làm ăn nơi xa đều tụ về xóm để tham gia lễ cầu an xóm. Mọi người cùng cầu ước cho một năm an lành, dồi dào sức khỏe, mưa thuận gió hòa.

Mâm lễ cầu an xóm khá đơn giản và được bày biện làm 3 bàn gồm: thượng-trung-hạ với các sản vật của đất trời mà người dân làm ra được như: hoa quả, bánh trái, khoai, sắn, xôi, thịt, cá, tôm… và một con heo quay được bày biện cung kính.

Ngoài các lễ vật trên, mâm lễ còn có thành hoàng bằng giấy, 2 mâm tiền vàng và đặc biệt là luôn có Long Chu (thuyền rồng làm bằng giấy-PV) rất đẹp. Tùy theo từng xóm và công việc ăn nên làm ra mà mâm lễ và Long Chu được chuẩn bị chu đáo và tươm tất.

Bên trong Long Chu đặt một bát hương, một đôi đèn sáp, đĩa đồ mặn gồm: trứng gà, tôm, cua…

 
Rước Long Chu, một nét độc đáo của lễ cầu an xóm ở Hội An  

Nghi lễ cúng cầu an được bắt đầu bởi bậc cao niên được người dân trong xóm tín nhiệm cử ra. Tiếp đến là các hộ trong xóm, từng người một thắp nhang kính cáo trước bàn thờ thành hoàng, thổ địa và ước nguyện một năm mới an lành, mưa thuận gió hòa. Trong suốt thời gian cúng và người dân hành lễ, trống và chiêng được đánh liên tục, không dừng.

Sau khi mọi người hành lễ, vị cao niên cẩn cáo và xin rước Long Chu ra sông Hoài bằng một hồi chiêng -trống. Long Chu được 4 thanh niên trai tráng rước đi đến đâu, tiếng chiêng-trống được đánh đến đó. Người dân, trẻ em đi theo cổ vũ, dùng tiền lẻ bỏ vào bụng Long Chu. Sau khi được rước ra sông Hoài, Long Chu được thuyền đưa lên phía thượng nguồn sông và lựa vị trí ngã ba sông để thả.

Theo các bậc cao niên, nghi lễ thả Long Chu thể hiện lòng thành của người dân thôn xóm với đất trời, với các chư vị thành hoàng, thổ địa, thần sông, thần suối cai quản vùng đất. Đây là tục lệ lâu đời, độc đáo của Hội An. Sau khi nghi lễ kết thúc, các sản vật cúng tế được mang ra để mọi người cùng nhau thưởng thức. Gia đình nào không tham dự đều được chia lộc mang đến tận nhà.

“Nghi lễ này có từ xưa và là một phần trong cuộc sống tinh thần của người dân Hội An. Ai đi đâu, làm gì, đến ngày đều về xóm để cúng cầu an. Cầu an xóm khác các nghi lễ khác, nó không bị khống chế bởi địa lý hành chính nên nó giúp mọi người gắn kết với nhau, góp phần gìn giữ nét văn hóa riêng của người dân Hội An”, một cụ cao niên chia sẻ.

(Theo VTC)

Các tin khác
Đền tọa lạc tại xã Bách Lẫm, phường Yên Ninh, TP Yên Bái.

YBĐT - Xuân, thu nhị kỳ, đi lễ mùa nào cũng thú nhưng Giêng, Hai đi lễ đền Tuần mới cảm nhận hết được cái bẳng lảng, huyền hoặc, kỳ bí của một vùng đất lịch sử, văn hóa đậm chất linh thiêng.

Miếu Bà trên bờ sông Hậu- nơi người dân Cần Thơ làm lễ tống ôn, tống gió.

Người ta làm một chiếc thuyền to, trên để nhiều đồ dùng cúng cho người cõi âm. Thuyền sau đó được thả ở ngã ba sông như để mang đi những điều xui rủi, tai ương...

YBĐT - Đã trở thành thông lệ, hàng năm cứ vào ngày rằm tháng Giêng, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức trở về đền Đại Kại, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái để dâng hương cầu tài cầu lộc trong dịp hành hương đầu xuân. >>Đền Đại Kại - Lục Yên chính thức khai hội

YBĐT - Hội thi giã cốm xã Đông Cuông, huyện Văn Yên là hoạt động văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Tày Khao. Đây cũng là hoạt động mang ý nghĩa giáo dục truyền thống văn hóa lịch sử, giúp các thế hệ dân tộc Tày Khao ở Văn Yên hôm nay và mai sau hướng về quê hương đất nước, cội nguồn dân tộc

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục