Độc đáo lễ tống ôn - tống gió trên sông Hậu

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/2/2013 | 7:59:35 AM

Người ta làm một chiếc thuyền to, trên để nhiều đồ dùng cúng cho người cõi âm. Thuyền sau đó được thả ở ngã ba sông như để mang đi những điều xui rủi, tai ương...

Miếu Bà trên bờ sông Hậu- nơi người dân Cần Thơ làm lễ tống ôn, tống gió.
Miếu Bà trên bờ sông Hậu- nơi người dân Cần Thơ làm lễ tống ôn, tống gió.

Lễ tống ôn- tống gió là một lễ lâu đời của người dân vùng Nam Bộ. Lễ được tổ chức để nhằm xua đi những điều không tốt, xui rủi, tai ương trong năm qua và cầu an cho năm mới tốt lành.

Theo ghi nhận của phóng viên tại buổi lễ, người để một chiếc thuyền trước sân miếu Bà để cúng tế. Đó là một chiếc thuyền có khung bằng tre, dưới đáy thuyền là những cây chuối nhằm để thuyền nổi trên mặt nước; thuyền được dán giấy xung quanh, trên có ghi địa chỉ miếu thờ, biển số và nhiều hình ảnh khác, người ta bỏ lên thuyền nhiều đồ dùng để cúng vái thần linh và cúng những người ở cõi âm.

Sau khi người dân cùng đến cúng vái cầu an. Thuyền được đưa xuống một chiếc ghe rồi diễu hành trên một đoạn sông, theo sau chiếc ghe chở thuyền cúng là hàng chục chiếc ghe khác đi theo sau. Người dân reo hò theo tiếng trống múa lân rộn ràng. Điểm đặc biệt nữa là người ta cùng tóe nước vào nhau như để xua đi những điều không may mắn cho nhau.

Sau khi diễu hành, thuyền được chở đến ngã ba sông rồi được thả xuống nước như để mang theo những điều xui rủi, tai ương đi mất.

Ngày nay, lễ tống ôn- tống gió ít được tổ chức hơn trước nhưng nhiều địa phương vẫn còn duy trì như một nét văn hóa tâm linh của họ.

Người ta làm một chiếc thuyền để cúng vái trong buổi lễ.
Người ta làm một chiếc thuyền để cúng vái trong buổi lễ.
Người ta làm một chiếc thuyền để cúng vái trong buổi lễ.

Người dân địa phương đến cúng vái gửi những xui rủi năm cũ lên thuyền để mang đi xa.
Người dân địa phương đến cúng vái gửi những xui rủi năm cũ lên thuyền để mang đi xa.

Cùng đó, nhiều người dân khác họ cũng đốt muối, gạo trước cửa nhà để xua đi tai ương.
Cùng đó, nhiều người dân khác họ cũng đốt muối, gạo trước cửa nhà để xua đi tai ương.

Múa lân tại lễ hội bên bờ sông.
Múa lân tại lễ hội bên bờ sông.

Đốt những điều xui rủi.
Đốt những điều xui rủi.

Sau các nghi thức lễ, thuyền được mang xuống ghe chở đi diễu hành.
Sau các nghi thức lễ, thuyền được mang xuống ghe chở đi diễu hành.
Sau các nghi thức lễ, thuyền được mang xuống ghe chở đi diễu hành.

Sau các nghi thức lễ, thuyền được mang xuống ghe chở đi diễu hành.
Sau các nghi thức lễ, thuyền được mang xuống ghe chở đi diễu hành.
Thuyền cúng được chở đi diễu hành trên một đoạn sông. Không khí sôi nổi qua tiếng trống múa lần và tiếng reo hò của người dân.

Sau các nghi thức lễ, thuyền được mang xuống ghe chở đi diễu hành.
Theo sau ghe chở thuyền cúng là cả trăm ghe khác. Người ta tóe nước vào nhau như để tắm sạch mình trong buổi lễ.

Sau các nghi thức lễ, thuyền được mang xuống ghe chở đi diễu hành.
Sau các nghi thức lễ, thuyền được mang xuống ghe chở đi diễu hành.
Sau các nghi thức lễ, thuyền được mang xuống ghe chở đi diễu hành.
Thuyền cúng được đưa đến giữa ngã ba sông rồi được thả xuống nước. Thuyền này sẽ mang theo những điều xui rủi, tai ương của người dân về một nơi nào đó. Buổi lễ kết thúc.
 
(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Hình ảnh hồ

Ngày 11/5, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) thông tin, trong chuyến khám phá hang động vừa qua, các thành viên của Jungle Boss bất ngờ phát hiện hồ nước khổng lồ, nằm cao hơn rất nhiều so với nhánh sông chính của hang Thung (Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng).

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái) là điểm đến được du khách trong và ngoài nước yêu thích. (Ảnh minh họa)

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 11/5 thông tin: Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương đang mở cổng bình chọn tại địa chỉ www.worldtravelawards.com. Thời hạn bình chọn đến hết ngày 23/7/2024.

Đội văn nghệ dân tộc Mông thôn Bản Mới, xã Suối Giàng biểu diễn phục vụ khách du lịch.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh, hoạt động du lịch của huyện Văn Chấn đã có nhiều khởi sắc, đưa địa phương trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách với những sản phẩm nổi trội.

Thời gian tới, huyện Lục Yên tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch “Chợ đá quý Lục Yên”.

Đến nay, huyện Lục Yên đã tạo việc làm cho khoảng 800 lao động từ hoạt động du lịch; trong đó, 350 lao động trực tiếp, còn lại là lao động gián tiếp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục