Phát hiện mới về cơ chế hoạt động của virút cúm gia cầm
- Cập nhật: Thứ ba, 8/1/2008 | 12:00:00 AM
Các nhà khoa học thuộc Viện công nghệ Massachusetts của Mỹ vừa phát hiện ra cơ chế hoạt động của virút cúm, từ đó tìm hiểu được virút cúm gia cầm làm thế nào để lây nhiễm sang người.
Theo các nhà khoa học, trước khi virút cúm xâm nhập các tế bào hô hấp, một loại prôtêin trên bề mặt virút này liên kết với các thụ thể đường (polisacarit) có trong hệ hô hấp.
Theo nghiên cứu này, virút khi xâm nhập vào cơ thể người liên kết với thụ thể đường gọi là alpha 2-6. Như vậy, khi từ gia cầm lây sang người, virút cúm gia cầm cần biến đổi để gắn kết được với thụ thể alpha 2-6. Cho đến nay, virút cúm gia cầm H5N1 mới chỉ tìm được kết gắn kết được với thụ thể hình chóp nón, trong khi những virút cúm gây lây nhiễm nhất ở người gắn kết với các thụ thể hình ô. Do đó, virút H5N1 sẽ phải biến đổi để gắn kết được với thụ thể hình ô mới có thể lây lan từ người sang người.
Nắm được cơ chế hoạt động này, các nhà khoa học sẽ dễ dàng giám sát sự biến đổi của virút cúm gia cầm và có thể điều chế được những loại thuốc điều trị hiệu quả.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Một loài thằn lằn chân ngón giả sọc mới vừa được phát hiện ở dãy núi Trường Sơn của Việt Nam. Một nhóm nhà khoa học học gồm 3 người Việt Nam và 2 người Đức đã tìm ra loài thằn lằn mới này.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Delaware (Mỹ) đã chế ra một loại xe đồ chơi có động cơ, mà một em bé 6 tháng tuổi cũng điều khiển được. Chiếc xe có triển vọng hỗ trợ trẻ tật nguyền di chuyển và khám phá.
Công nghệ ngày càng phát triển và có những ứng dụng hữu ích với cuộc sống của con người. Sau đây là một số công nghệ mới đã được phát minh nhằm phục vụ đời sống:
Các nhà khoa học đã chứng minh không cần ăn thêm muối vẫn khoẻ mạnh. Như vậy là loài người có thói quen ăn nhiều muối chứ không phải do nhu cầu cần thiết của cơ thể. Và thói quen này khiến cơ thể phải chống đỡ với nhiều bệnh tật.