Vệ tinh đầu tiên của Việt Nam chuẩn bị vào bệ phóng

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/2/2008 | 12:00:00 AM

Sau hơn 2 năm chuẩn bị, ngày 13/2 tới đây, vệ tinh đầu tiên của Việt Nam, VINASAT-1 sẽ được đưa vào bệ phóng và nếu không có gì thay đổi, khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4/2008, vệ tinh sẽ được phóng lên quỹ đạo.

Khởi động dự án từ năm 2005, cho đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho việc phóng vệ tinh đã gần như hoàn tất. Một trong những khó khăn lớn nhất là "đăng ký sổ đỏ" cho VINASAT-1 trên không gian cũng đã được giải quyết... Tất cả đã sẵn sàng đón giờ G.

VINASAT-1 của Việt Nam là vệ tinh địa tĩnh phục vụ viễn thông, về công nghệ không khác nhiều so với các vệ tinh viễn thông trong khu vực. Tuy nhiên, được kế thừa và cập nhật những công nghệ tiên tiến, chất lượng các dịch vụ do vệ tinh VINASAT-1 cung cấp cao hơn so với các vệ tinh trong khu vực đã sản xuất cách đây nhiều năm.

Ông Nguyễn Quang Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin vệ tinh - Công ty VT Quốc tế VTI cho biết: "Công tác sản xuất và phóng đã được 2 nhà thầu chuẩn bị và đến nay gần như đã hoàn thành. VNPT cũng đã chuẩn bị cho công tác phóng và khai thác vệ tinh. Hai trạm điều khiển đã được lắp đặt xong, kiểm tra thử nghiệm. Công tác nhân sự trong đó bao gồm công tác đào tạo cho cán bộ để vận hành hệ thống cũng đang được tiến hành và sẽ kết thúc vào trước thời điểm phóng vệ tinh".

Việc lần đầu tiên Việt Nam có vệ tinh riêng, ngoài ý nghĩa to lớn về chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng, khẳng định chủ quyền quỹ đạo trong không gian, vệ tinh VINASAT-1 sẽ bảo đảm cho an toàn mạng lưới thông tin quốc gia, cung cấp thông tin cho mọi tổ chức, đơn vị cũng như người dân trong vùng phủ sóng vệ tinh. Sự kiện này cũng đưa Việt Nam gia nhập vào CLB các quốc gia được sở hữu vệ tinh, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới.

Toàn bộ hình ảnh phóng vệ tinh VINASAT-1 từ bãi phóng Kourou thuộc quốc gia Nam Mỹ French - Guyana sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài THVN.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác

Tinh vân hình chiếc nơ bướm này nằm trong chòm sao Centaurusm, cách trái đất hơn 5.000 năm ánh sáng, và là nơi lạnh lẽo nhất trong vũ trụ.

YBĐT - Vừa qua, Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ (Bộ KH&CN) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái tiến hành thanh tra về an toàn và kiểm soát bức xạ tại Công ty cổ phần Xi măng Yên Bái, Bệnh viện Đa khoa thành phố Yên Bái và Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Chấn.

Động cơ của BepiColombo

Hãng Hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) đã ký hợp đồng chế tạo BepiColombo, thiết bị vũ trụ hợp tác đầu tiên giữa châu Âu và Nhật Bản để phóng lên nghiên cứu Sao Thủy.

Hệ thống Nidek dựa trên nguyên lý chuyển đổi hình ảnh thành xung số

Các nhà khoa học từ ĐH Osaka, Công ty Nidek và Viện Khoa học và công nghệ Nara (Nhật Bản) đang hợp tác chế tạo cặp kính mát "thông minh" giúp mang lại ánh sáng cho người mù.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục