Bí mật sự sống ở độ sâu gần 8km
- Cập nhật: Chủ nhật, 19/10/2008 | 12:00:00 AM
Lần đầu tiên các nhà khoa học của Trường Đại học tổng hợp Aberdeen, Anh và Trường Đại học tổng hợp Tokyo, Nhật Bản đã quay được những thước phim về cư dân của môi trường tự nhiên dưới độ sâu kỷ lục 7700m vào giữa tháng 10/2008.
Loài sinh vật trên có nhớt nhầy, thuộc loài Pseudoliparis amblystomopsis, sống ở độ sâu gần 8km.
Ở độ sâu này, nhiệt độ nước xuống khoảng 0 độ C, áp lực nước đạt tới mức khủng khiếp – 800 atmosphere. Chỉ cần với áp lực chưa tới 1 atmosphere cửa kính của các toà nhà đã vỡ tung.
Nếu đưa những con cá này lên khỏi độ sâu trên chắc chắn chúng sẽ bị vỡ vụn vì thay đổi áp suất và các nhà khoa học chỉ có thể thu lượm được những mảnh vụn của chúng. Vì vậy, các nhà khoa học không thể đưa chúng lên bờ để nghiên cứu.
Đây là lần đầu tiên trên thế giới đoàn thám hiểm Anh – Nhật đi trên con tàu Hacuho-maru đã quay được những thước phim quý giá về loài Pseudoliparis amblystomopsis vẫn đang sống dưới đáy sâu thẳm của đại dương này.
(Theo VTC)
Các tin khác
Các nhà khoa học thuộc trường đại học Washington, Mỹ vừa dùng một loại thảo dược truyền thống của Trung Quốc để tạo một hợp chất có thể tiêu diệt các tế bào ung thư chính xác hơn gấp 1.200 lần so với các loại dược phẩm hiện hành. Hợp chất mới mở ra cơ hội tạo một phác đồ hóa trị ung thư hiệu quả với rất ít tác dụng phụ.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, thói quen uống rượu và đồ uống chứa cồn có thể tác động tới quá trình giảm thể tích não ở người.
Những công nghệ, kỹ thuật mới về năng lượng thay thế cũng như chính sách riêng của 4 quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc, Inđônêxia và Ấn Độ về năng lượng sinh học đã được giới thiệu tại Hội thảo quốc tế về năng lượng sinh học tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14/10.
Sau thành công tìm ra loài cây thanh thất cho khoa học thế giới năm 2007, thạc sĩ Hoàng Văn Sâm, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Hà Lan, lại vừa phát hiện thêm 3 loài thực vật mới bổ sung vào danh mục thực vật của Việt Nam.