Quy chuẩn mới, những biển cấm tài xế cần lưu ý, để không mất tiền oan?
- Cập nhật: Thứ năm, 16/4/2020 | 4:07:59 PM
Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 mới có hiệu lực từ 1/7, có một số biển cấm tài xế cần chú ý.
Nhiều tài xế thường chưa hiểu hết các biển cấm nên thường mắc lỗi - Ảnh minh họa
|
1. Biển "Đường cấm"
2. Biển "Cấm đi ngược chiều"
3. Biển "Cấm xe ôtô"
4. Biển "Cấm xe ôtô rẽ phải" và "Cấm ôtô rẽ trái"
5. Biển "Cấm xe ôtô và xe máy"
6. Biển "Cấm xe ôtô tải" và "Cấm xe chở hàng nguy hiểm”
Biển số P.106a: Để báo đường cấm các loại xe ôtô tải trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Biển số P.106b: Để báo đường cấm các loại xe ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện) lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.
Biển số P.106c: Để báo đường cấm các xe chở hàng nguy hiểm.
7. Biển "Cấm rẽ trái" và "Cấm rẽ phải"
8. Biển cấm quay đầu
Đối với việc cấm quay đầu xe, quy chuẩn quy định các biển báo cụ thể: Cấm rẽ trái và quay đầu xe, cấm rẽ phải và quay đầu xe, cấm ôtô rẽ trái và quay đầu xe và cấm ôtô rẽ phải và quay đầu xe.
Biển 124a cấm tất cả các phương tiện quay đầu; biển 124b cấm ôtô quay đầu; biển 124c cấm tất cả các phương tiện rẽ trái và quay đầu; biển 124d cấm tất cả các phương tiện rẽ phải và quay đầu; biển 124e cấm ôtô rẽ trái và quay đầu; biển 124f cấm ôtô rẽ phải và quay đầu.
9. Biển "Cấm xe khách" và "Cấm taxi"
Biển P.107a để báo cấm ôtô chở khách đi qua trừ các xe ưu tiên theo quy định. Biển này không cấm xe buýt. Trường hợp cấm xe khách theo số chỗ ngồi thì sử dụng biển phụ ghi số chỗ ngồi đối với các xe cần cấm.
Biển P.107b: Để báo cấm xe ôtô taxi đi lại, trường hợp cấm xe ôtô taxi theo giờ thì đặt biển phụ ghi giờ cấm.
10. Biển quy định tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm
Biển cấm P.127a quy định tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm và được đặt cho một số trường hợp qua khu đông dân cư vào ban đêm nhằm mục đích nâng cao tốc độ vận hành khi đường ít xe chạy. Biển chỉ có hiệu lực trong thời gian ghi trên biển và trong phạm vi từ vị trí đặt biển đến vị trí biển số "Hết đoạn đường qua khu đông dân cư”.
Ngoài ra, tốc độ tối đa cho phép lớn nhất về ban đêm tính bằng km/h và không lớn hơn 80 km/h. Tuy nhiên trong phạm vi hiệu lực của biển P.127a "Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm”, nếu gặp biển số P.127 "tốc độ tối đa cho phép” thì người lái phải tuân thủ theo giá trị tốc độ tối đa quy định ghi trên biển số P.127.
11. Biển "Cấm các loại xe sơ-mi-rơ-moóc"
Biển P.108a để báo đường cấm các loại xe sơ-mi-rơ-moóc và các xe kéo rơ- moóc trừ các xe được ưu tiên (có dạng xe sơ-mi-rơ-moóc hoặc có kéo theo rơ-moóc) theo quy định.
Trong khi đó, trong quy chuẩn về báo hiệu đường bộ mới, vẫn còn biển P.108 để báo cấm các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc kể cả xe máy, máy kéo, ôtô khách kéo theo rơ-moóc đi lại, trừ loại ôtô sơ-mi-rơ-moóc và các xe được ưu tiên (có kéo theo rơ-moóc) theo quy định.
12. Biển "Cấm ôtô vượt nhau"
Biển cấm P.125 có ý nghĩa cấm xe cơ giới vượt nhau. Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới vượt nhau (kể cả xe được ưu tiên theo quy định) nhưng được phép vượt xe máy hai bánh, xe gắn máy.
Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số DP.133 "Hết cấm vượt” (như hình dưới) hoặc đến vị trí cắm biển số P.135 "Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.
13. Biển cấm các loại xe ôtô tải vượt các loại xe cơ giới khác
Biển cấm P.126 để cấm các loại xe ôtô tải vượt các loại xe cơ giới khác. Biển có hiệu lực cấm các loại ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 3.500 kg kể cả xe được ưu tiên theo quy định vượt xe cơ giới khác. Được phép vượt xe máy hai bánh, xe gắn máy. Biển không có giá trị cấm các loại xe cơ giới vượt nhau và vượt ôtô tải.
Biển hết hiệu lực cấm khi có biển "Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí cắm biển "Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.
Cần lưu ý rằng biển cấm P.126 chỉ có hiệu lực với các loại xe tải có khối lượng chuyên chở trên 3.500kg, các loại xe tải có khối lượng chuyên chở ít hơn không chịu sự quy định của biến cấm này.
Nghị định 100/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển).
14. Biển quy định tốc độ tối đa theo làn đường và theo chủng loại xe
Biển quy định tốc độ tối đa theo làn đường P.127b, xe chạy trên làn nào phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.
Biển quy định tốc độ tối đa theo chủng loại xe P.127c, các loại phương tiện phải đi đúng làn đường và tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.
15. Biển "Hết hạn chế tốc độ tối đa"
Biển số P.127d cho biết hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép. Kể từ biển này, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong Luật Giao thông đường bộ.
Các tin khác
Yên Bái: Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong thời gian thực hiện cách ly toàn xã hội
UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Công văn số 1004/UBND-NCPC yêu cầu một số sở, ngành liên quan, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong thời gian thực hiện cách ly xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Luật Giao thông đường bộ quy định, khi gặp đèn vàng phải dừng lại, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp...
Lục Yên có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy tương đối lớn, nhất là trên địa bàn có tuyến quốc lộ 70 đi qua với mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn nên tình hình tai nạn giao thông (TNGT) luôn diễn biến phức tạp.