Hơn 223.000 phương tiện không đạt tiêu chuẩn trong lần đầu kiểm định

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/7/2022 | 2:23:45 PM

Trong số hơn 2,5 triệu phương tiện đường bộ kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm thì có 223.008 phương tiện không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật ở lần kiểm định thứ nhất.

Đăng kiểm viên đang thực hiện quy trình kiểm định xe cơ giới.
Đăng kiểm viên đang thực hiện quy trình kiểm định xe cơ giới.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong quý 1 và 2/2022, trong số hơn 2,5 triệu phương tiện đường bộ kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm thì có 223.008 phương tiện không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật ở lần kiểm định thứ nhất.

Một số nguyên nhân phổ biến khiến ôtô không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật trong lần kiểm định đầu tiên như hệ thống phanh, khí thải và hệ thống lái, bánh xe và thay đổi hệ thống chịu tải.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Cục đăng kiểm Việt Nam phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông tăng cường kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thay đổi hình dáng, kết cấu của xe. Đặc biệt là hành vi cơi nới thùng bệ để vận chuyển quá trọng tải cho phép.

Trong khi đó, báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho thấy kết quả 6 tháng đầu năm, các đơn vị chức năng đã kiểm tra 51.770 xe; trong đó có 9.154 xe vi phạm tải trọng, tước 1.434 giấy phép lái xe, nộp kho bạc nhà nước 49,81 tỷ đồng.

Chỉ tính từ ngày 15/6-15/7, các Cục quản lý đường bộ, Sở giao thông Vận tải tổ chức ra quân thực hiện đợt cao điểm kiểm soát tải trọng. Đồng thời, xử lý mạnh tay các trường hợp vi phạm quy định về tải trọng.

Ngoài ra, kiểm tra tập trung trên các tuyến đường có nhiều phương tiện vi phạm về tải trọng hoạt động như tuyến đường Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh Hà Nam, Hòa Bình, Thanh Hóa. Đặc biệt chú ý các ôtô tải tự đổ được lắp ráp, sản xuất trước thời điểm Thông tư 32/2012/TT-BGTVT của Bộ GTVT.

Tại địa bàn thủ đô, báo cáo của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho hay trong thời gian từ 15/6-15/7, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 759 trường hợp xe ôtô vận tải hàng hóa vi phạm trật tự, an toàn giao thông, phạt tiền hơn 4,13 tỷ đồng, tạm giữ 11 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 127 trường hợp.

Trong số đó, xử phạt 200 trường hợp vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải; 81 trường hợp vi phạm kích thước thành thùng xe; 310 trường hợp vi phạm về vệ sinh môi trường giao thông (rơi vãi, lôi kéo đất đá)...

Tuy nhiên, theo Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, bên cạnh kết quả đạt được thì vẫn còn hiện tượng các phương tiện chở hàng quá khổ giới hạn cầu, đường, quá tải trọng xe; vi phạm kích thước thành thùng hoạt động trên một số tuyến đường, tuyến đê thuộc địa bàn thành phố, đặc biệt vào ban đêm, hoặc lợi dụng khi không có lực lượng chức năng tuần tra, kiểm tra.

Một số phương tiện chở vật liệu, đất phế thải làm rơi vãi gây mất vệ sinh môi trường, mất an toàn giao thông; xe chở bêtông tươi hoạt động sai thời gian quy định tại một số công trình thi công...

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh do người dân cung cấp)

Vụ tai nạn giữa xe container và xe khách giường nằm xảy ra trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Hóa Quỳ (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) khiến tài xế xe khách tử vong tại chỗ.

Sau bộ phim Bão ngầm được công chiếu, lượng khách du lịch đến với hồ Thác Bà vào những dịp nghỉ lễ hay cuối tuần ngày càng tăng cao. Đến nay, có 5 công ty và hợp tác xã du lịch với trên 150 tàu, thuyền, ca nô chuyên dụng đăng ký chở khách du lịch trên hồ Thác Bà. Do đó, đảm bảo an toàn cho các hoạt động du lịch trên hồ càng được chú trọng.

Chủ phương tiện dùng băng dính đen sửa biển số.

Nghị định 123/2021 đã tăng mức xử phạt với hành vi che biển số ô tô lên gấp 6 lần so với Nghị định 100/2019, tuy nhiên nhiều người cho rằng mức phạt này vẫn chưa đủ sức răn đe.

Công an huyện Trấn Yên dán đề can tuyên truyền “Đã uống rượu, bia không lái xe” cho phương tiện tham gia giao thông.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT), nhất là khi số người chết tăng cao, các lực lượng chức năng, các địa phương đã tăng cường triển khai nhiều giải pháp nhằm kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT). Trong đó, các vi phạm về nồng độ cồn, ma túy, tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, tải trọng... được các lực lượng chức năng triển khai liên tục, dài hơi trên tất cả các địa bàn, tuyến đường trọng điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục