Kiến nghị tăng thời gian lái xe của tài xế ô tô kinh doanh lên 70 giờ/tuần

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/2/2025 | 1:56:36 PM

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị điều chỉnh thời gian lái xe của tài xế ô tô kinh doanh vận tải lên 70 giờ/tuần, bằng với mức cao nhất theo các quy định của Mỹ, EU và Nhật Bản.

Tài xế mong muốn được nâng thời gian làm việc trong tuần.
Tài xế mong muốn được nâng thời gian làm việc trong tuần.

Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp loay hoay bổ sung tài xế do quy định tài xế không được lái xe liên tục quá 4 giờ, không quá 10 giờ/ngày. 

Giám đốc một nhà xe sở hữu hơn trăm ô tô vận tải hành khách tuyến Hà Nội - Nghệ An, Hà Tĩnh cho biết đã gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì số lượng tài xế do quy định trên.

Theo vị giám đốc này, do xe khách của doanh nghiệp không chỉ chạy trên đường cao tốc mà vẫn qua những đoạn nội đô nên tốc độ chậm. Thậm chí, có những thời điểm tắc đường, xe "chôn chân” một chỗ. 

"Mặc dù đây là những khoảng thời gian "chết” nhưng vẫn bị tính vào thời gian lái xe của tài xế. Hoặc tình huống trên cao tốc không có trạm dừng nghỉ, hết khung thời gian được lái, tài xế cũng gặp khó khăn”, vị giám đốc này nói.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, theo quy định tại Khoản 1, Điều 64, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), thời gian lái xe không quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Tài xế không lái xe liên tục quá 4 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.

Theo ông Quyền, với hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ bao gồm hạ tầng, hệ thống báo hiệu, quy định về tổ chức giao thông, mật độ phương tiện, thì tổng số giờ của người lái xe ô tô khoảng 60 - 65 giờ/tuần đối với vận tải đường ngắn (dưới 300km) và trên 65 giờ/tuần đối với vận tải đường dài (trên 300km).

"Như vậy, so sánh giữa thực tế với quy định tại Luật TTATGTĐB là 48 giờ/tuần, số giờ làm việc của lái xe bị giảm khoảng 20 - 30% đối với vận tải đường ngắn và trên 30% đối với vận tải đường dài. Quy định này khiến người lái xe bị giảm 20 - 30% thu nhập do giảm giờ làm việc.

Trong khi đó, năng lực cung ứng dịch vụ của toàn thị trường vận tải đường bộ khoảng 20 - 30%, làm cho giá cước vận tải tăng ước tính khoảng 20 - 25%, dẫn đến làm tăng chi phí logistics vận tải lên khoảng 10 - 11% và làm giảm sức cạnh tranh của cả nền kinh tế”, ông Quyền phân tích.

Ông Quyền dẫn chứng quy định của Liên minh châu Âu (EU) từ 11/4/2007 cho phép tài xế lái ô tô tối đa 56 giờ/tuần; Cục Quản lý an toàn xe cơ giới Liên bang Mỹ quy định số giờ lái ô tô tối đa từ 60 - 70 giờ/tuần; người lái xe tại Nhật Bản được phép làm việc tối đa 60 giờ/tuần. Từ đó, ông cho rằng quy định thời gian lái xe không quá 48 giờ/tuần của Việt Nam là thấp nhất.

Ông Quyền chỉ ra đặc điểm hoạt động vận tải của Việt Nam chỉ tăng vào các dịp nghỉ lễ, Tết, nghỉ cuối tuần; hoạt động vận tải hàng hóa chỉ tăng vào cuối năm hoặc mùa vụ thu hoạch nông, lâm, hải sản...

"Do đó thời gian lái xe của người lái xe ô tô kinh doanh vượt thời gian theo quy định không phải là liên tục trong cả tháng và cả năm, có nhiều thời điểm xe dừng hoạt động cả tháng, người lái xe được nghỉ ngơi. Điều này không làm ảnh hưởng đến quy định về thời gian lái xe (lao động) theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam”, ông Quyền nhấn mạnh. 

Kiến nghị điều chỉnh thời gian lái xe 

Trước những bất cập trên, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam mới đây tiếp tục có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh thời gian lái xe của người lái ô tô kinh doanh vận tải lên 70 giờ/tuần, bằng với mức cao nhất theo các quy định của Mỹ, EU và Nhật Bản.

Đồng thời, kiến nghị các cơ quan chức năng chỉ xử phạt theo Nghị định 168/2024 đối với các hành vi vi phạm về vượt quá thời gian lái xe liên tục, thời gian lái xe trong ngày và thời gian lái xe trong tuần của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải trên 10% thời gian quy định tại Điều 64 Luật TTATGTĐB.

"Chỉ tính thời gian lái xe cộng dồn một lần, trong ngày và trong tuần ở tốc độ tối thiểu 15km/giờ để loại bỏ đi những tình huống tắc đường kéo dài thường xuyên xảy ra ở các đô thị và trên hệ thống đường bộ Việt Nam. Đây là những tình huống bất khả kháng cần miễn trừ trách nhiệm.

Ngoài ra, hiệp hội cũng kiến nghị tạm thời chưa áp dụng quy định về thời gian lái xe của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải khi lưu thông trên các đường cao tốc chưa có trạm dừng nghỉ”, ông Quyền nói. 

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Từ 15/2, Cục CSGT sẽ thực hiện kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm hành lang an toàn đường sắt, lối đi tự mở trên các tuyến đường sắt quốc gia (Ảnh: Công an cung cấp).

Theo Cục CSGT, kế hoạch nhằm phát hiện những tồn tại, bất cập, để kiến nghị các biện pháp xử lý. Mục tiêu là phòng ngừa, hạn chế các vụ tai nạn đường sắt.

Chủ phương tiện dừng đèn đỏ đè vạch dừng sẽ bị phạt lỗi không chấp hành chỉ dẫn của vạch kẻ đường.

Nghị định 168 đã quy định rõ từng trường hợp và mức xử phạt tương ứng với 2 hành vi dừng đèn đỏ đè lên vạch kẻ đường và vượt đèn đỏ.

Kiểm soát chất lượng trên các tuyến đường cao tốc để đảm bảo ATGT cho người dân lưu thông.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa gửi công điện yêu cầu các đơn vị trực thuộc, các ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà đầu tư tăng cường công tác kiểm tra và sửa chữa, khắc phục các tồn tại, hư hỏng công trình (nếu có) tại các dự án đường bộ cao tốc nhằm đảm bảo chất lượng công trình, an toàn trong quá trình khai thác sử dụng.

Chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi phía trước xe máy sẽ bị xử phạt.

Theo Nghị định 168/2024, hành vi ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe (trừ trường hợp chở trẻ em dưới 6 tuổi) sẽ bị phạt từ 8 - 10 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục