Nghị lực sống của cặp vợ chồng khiếm thị

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/11/2014 | 3:22:14 PM

YBĐT - Sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở bản Phán Thượng, xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ), 16 tháng tuổi, sau lần ốm bệnh sởi đã lấy đi của Cầm Ngọc Quỳnh đôi mắt. Không muốn sống trong lặng lẽ, cô độc Quỳnh đã tự tìm “nguồn sáng” cho cuộc đời mình từ nghề tẩm quất, xoa bóp, mang lại sức khỏe cho mọi người.

Vợ chồng Quỳnh  trải ga đệm phục vụ khách.
Vợ chồng Quỳnh trải ga đệm phục vụ khách.

Trong ngôi nhà nhỏ bé, rộng chỉ chừng hơn 40m2, nơi sinh sống của 7 thành viên gia đình, bà Nguyễn Thị Phong, mẹ đẻ của Quỳnh tâm sự: “Nó sinh năm 1991, là anh cả của 3 đứa em. Từ khi nó bị bệnh, gia đình cũng cố gắng chạy vạy, chữa trị nhưng mãi không được. Năm nó 15 tuổi, được các bác trên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã giới thiệu, nó tự lần mò đi học nghề đấm lưng mấy năm ở trường phục hồi chức năng mãi dưới Hà Nội”.

Rồi trong thời gian học, Quỳnh gặp người cùng chung cảnh ngộ là chị Trần Thị Thu Hà quê Nam Định. Hai người đến với nhau để chia sẻ những thiệt thòi, thiếu thốn trong cuộc sống. Hai trái tim đồng cảm, sẻ chia cùng vượt khó, vượt khổ, cố gắng vươn lên mong vẽ một bức tranh cuộc sống theo chiều thuận. Ai ngờ, hai đứa con của Quỳnh sinh ra cũng lòa cả hai mắt. Cuộc sống khốn khó lại càng thêm chồng chất bởi gia đình chung của Quỳnh thuộc diện hộ nghèo từ rất nhiều năm.

Do được học rèn trí nhớ và khả năng học chữ nổi, Quỳnh có thể bấm số gọi điện thoại, nhận biết giọng nói dù mới chỉ nghe gọi một lần.

Đầu tháng 7/2014, nhờ có chương trình “Nhịp cầu nhân ái” do chính quyền xã giới thiệu, Quỳnh được Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam giúp đỡ số tiền 15 triệu đồng mua sắm trang thiết bị làm nghề. Chính quyền xã đã giúp vợ chồng Quỳnh mua sắm giường, đệm và những vật dụng cần thiết cho công việc. Quỳnh đã liên hệ thuê được một căn hộ nhỏ tại tổ 11 phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ để hành nghề. Bù đắp lại đôi mắt không còn thấy ánh sáng, vợ chồng Quỳnh có được đôi bàn tay khéo léo, nhạy cảm để làm được công việc tẩm quất, điểm huyệt. Cả hai đều được học văn hóa ứng xử, phương pháp thủ thuật đấm bóp, bấm huyệt dây thần kinh.

Do được học rèn trí nhớ và khả năng học chữ trong chương trình chữ nổi (Braille) tại trường, Quỳnh có thể bấm số gọi điện thoại, nhận biết giọng nói dù mới chỉ nghe gọi một lần. Vợ Quỳnh tuy không bị mù hẳn nhưng những vật bé nhỏ hoặc cứ xa khoảng 2m là cũng không nhìn thấy gì. Tuy vậy, việc nhà cửa cũng vẫn đảm đương được.

Quỳnh nói: “Em thấy nghề tẩm quất cũng phù hợp với sức khỏe, khả năng của chúng em. Mỗi ngày được làm việc, nói chuyện với mọi người, thấy mình không đơn độc, tự ti nữa. Vợ chồng em cùng làm công việc, mong sao kiếm được tiền để nhờ mọi người trong nhà chi tiêu, chăm sóc đỡ hai con nhỏ”. Thời gian mỗi lần tẩm quất cho khách phải mất từ 45 phút đến một tiếng đồng hồ mọi người đều trả công cho Quỳnh từ năm đến sáu chục nghìn đồng. Ngày nào nhiều thì có được 6 - 7 khách, cũng có khi vài ba ngày chả có khách nào.

Anh Lò Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi: “Trong số các hộ đã thoát nghèo, bên cạnh sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, còn có sự nỗ lực không nhỏ của cá nhân các hộ gia đình. Vợ chồng Quỳnh là người không may mắn nhưng biết nghĩ, dám làm và nỗ lực vươn lên những mong bớt đi phần nào khốn khó của cuộc sống”.

Mỗi cuộc đời con người một số phận, hoàn cảnh. Việc thay đổi số phận phụ thuộc nhiều vào nghị lực của mỗi người. Quỳnh quyết tâm với những việc đã chọn, cho dù còn rất nhiều gian nan, vất vả nhưng nghề tẩm quất của Quỳnh cũng đã được nhiều người dân trên địa bàn biết đến và ủng hộ, giúp đỡ. Cũng nhờ có công việc này mà vợ chồng Quỳnh được tham gia lao động bằng chính khả năng của mình. Từ chỗ phải sống dựa vào gia đình, xã hội, đến nay, vợ chồng Quỳnh trở thành lao động có ích. Mong sao, đây là điểm để mọi người đến tẩm quất, thư giãn chữa bệnh và cũng là ủng hộ, động viên một con người không may mắn biết vươn lên bằng nghị lực của bản thân.

Vũ Đồng

Các tin khác
Vận động viên Nguyễn Minh Triết.

Ngày 19/12, Liên đoàn Thể dục cho biết, vận động viên (VĐV) Nguyễn Minh Triết (đội tuyển thể dục dụng cụ trẻ Việt Nam) đã bị chấn thương nghiêm trọng, nguy hiểm tính mạng trong quá trình tập luyện.

Bé Lục Duy Cương đang điều trị bỏng tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia.

“Bé Lục Duy Cương bị bỏng toàn thân. Hiện tai, được gia đình và những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ, bé đã được chuyển tuyến xuống Bệnh viện Bỏng Quốc gia để tiếp tục chữa trị” - chị Lò Thị Quyên (chủ Facebook cá nhân "Quyên Mĩm” )chia sẻ về tình trạng sức khỏe và gửi lời cảm ơn chân thành những nhà hảo tâm đã chung tay giúp đỡ bé Cương và gia đình lúc khó khăn nhất.

Đoàn công tác của Thành đoàn Yên Bái phối hợp với địa phương bàn giao kinh phí cho gia đình em Trần Thị Bích Ngọc

Sáng 29/11, Thành đoàn Yên Bái tổ chức đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên và bàn giao toàn bộ kinh phí được mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh ủng hộ cho gia đình em Trần Thị Bích Ngọc - học sinh lớp 4, Trường TH&THCS Tân Thịnh, thành phố Yên Bái.

Anh Nguyễn Văn An đang lọc máu tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội

Anh Nguyễn Văn An, 35 tuổi, trú tại thôn Đồng Dân, xã An Phú, huyện Lục Yên đang trong tình trạng nguy kịch do mắc bệnh viêm tụy, xơ gan và suy thận cấp tính, phải hai ngày một lần lọc máu, trong khi vợ bỏ đi biệt tích, mình anh nuôi hai con nhỏ, đang rất cần sự chung tay giúp sức của cộng đồng, xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục