Trấn Yên: Khi ý Đảng hợp lòng dân
- Cập nhật: Thứ ba, 17/10/2017 | 8:10:40 AM
YBĐT - Trên khắp các miền quê mảnh đất giàu bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng Trấn Yên hôm nay, đến đâu chúng tôi cũng nghe lời ca tiếng hát, gặp phong trào rèn luyện thể thao. Có thể thấy, cùng những đổi thay về đời sống vật chất, người dân Trấn Yên đang có một cuộc sống tinh thần phong phú.
Phong trào văn hóa văn nghệ ở Trấn Yên ngày càng được quan tâm bảo tồn và phát triển.
|
Từ ngày thành lập Câu lạc bộ, ông Thanh và các thành viên hăng say luyện tập Sình ca để lưu giữ nét văn hóa truyền thống và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Điều ngạc nhiên là dù còn những khó khăn nhưng cùng với phong trào văn nghệ, cứ chiều chiều sau giờ lao động, người dân thôn Đá Cháy đủ thành phần già, trẻ lại tập trung ở hai sân bóng chuyền do họ tự góp kinh phí xây dựng để cùng nhau chơi bóng chuyền hơi nhằm nâng cao sức khỏe.
Tìm hiểu thông tin từ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện được biết, đến nay toàn huyện Trấn Yên có trên 200 đội văn nghệ quần chúng, trong đó có 3 đội văn nghệ mạnh là đội văn nghệ của xã Nga Quán, xã Hưng Khánh và thị trấn Cổ Phúc. Còn về phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ, đến nay có 30% dân số trong huyện tham gia luyện tập thường xuyên. Đáng mừng hơn, thông qua các kỳ tổ chức đại hội thể dục thể thao và tổ chức giải thể thao quần chúng hàng năm, trên địa bàn toàn huyện tổ chức từ 8 đến 14 giải thể thao, vượt chỉ tiêu tỉnh giao từ 100% lên 140%...
Về những kết quả "Xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Trấn Yên ông Nguyễn Văn Kiên cho biết: "Những biến đổi nhanh chóng của xã hội, đặc biệt là tác động của mặt trái cơ chế thị trường đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là lớp trẻ.
Với địa hình rộng, đa dạng, khí hậu hiền hòa, Trấn Yên là địa bàn sinh sống của hơn 83.000 người tại 22 xã, thị trấn, với 233 thôn, bản, khu phố, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 33% dân số. Từ những đặc điểm tự nhiên và xã hội, cùng phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước là công việc luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền trong huyện quan tâm. Điều này được thể hiện rõ qua các phong trào thi đua của cả hệ thống chính trị như: thi đua xây dựng chi, Đảng bộ trong sạch vững mạnh, dân vận khéo; thi đua quyết thắng; "dạy tốt, học tốt”; "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”...
Trong cuộc sống, môi trường văn hóa lành mạnh đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó nhận thức của con người là quan trọng nhất. Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông, truyền hình đã có tác động đến nhân dân, nhất là giới trẻ. Bên cạnh những mặt tích cực thì cũng nảy sinh một số tư tưởng "trái chiều”, đi ngược lại đạo đức, thuần phong mỹ tục.
Phong trào xây dựng làng bản văn hóa, khu phố văn hóa đã được đại bộ phận nhân dân các dân tộc trong huyện nhiệt tình hưởng ứng, mang đậm tinh thần "Ý Đảng lòng dân". Điều này được minh chứng, năm 2014, toàn huyện có 114/233 làng bản, khu phố đạt danh hiệu làng, bản, khu phố văn hóa, bằng 49%. Năm 2015, tổng số có 117 làng bản, khu phố đạt danh hiệu văn hóa, bằng 50,2%. Năm 2016, tổng số có 126/ 233 làng bản, khu phố đạt danh hiệu làng bản, khu phố văn hóa đạt 52,4%.
Với đặc thù nhiều dân tộc sinh sống, trước đây việc cưới, việc tang trên địa bàn huyện Trấn Yên còn nhiều hủ tục lạc hậu. Thực hiện "Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”, đến nay nam nữ kết hôn được UBND xã, thị trấn trao giấy kết hôn trang trọng, đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, với các lễ hội truyền thống như: Cầu mùa của các dân tộc Tày, Dao xã Kiên Thành; lễ hội đình Làng Dọc của người Tày, xã Việt Hồng; Lễ hội đình - đền xã Quy Mông; lễ hội đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông…
Về Trấn Yên hôm nay, không chỉ cảm nhận sự "thay da đổi thịt” từng ngày của vùng quê núi, mà còn thấy một đời sống văn hóa tinh thần phong phú. Kinh tế và văn hóa đã hòa quyện, cùng phát triển, để từ đó tạo nên sức mạnh nội sinh mạnh mẽ tiếp tục làm thay đổi quê núi theo hướng bền vững.
Đình Tứ
Các tin khác
YBĐT- Người khuyết tật cả hai tay có thể trở thành thợ may được không? Tôi mang hoài nghi ấy hỏi rất nhiều người nhưng đều nhận được câu trả lời là "không thể”. Ấy thế mà đôi bạn Trần Thu Hoài và Tống Thanh Mai (thành phố Yên Bái) đã cùng nhau tạo ra một chiếc máy may đặc biệt biến điều đó trở thành hiện thực khiến tôi bị chinh phục.
YBĐT - Nằm trong vùng lòng chảo Mường Lò rộng lớn, xã Thanh Lương (Văn Chấn) được thiên nhiên ưu ái cho địa hình bằng phẳng. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 311,5 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 168,2 ha, tỷ lệ hộ thiếu đất sản xuất cao (chiếm gần 50%). Ấy vậy mà, một xã thuần nông như Thanh Lương lại cán đích nông thôn mới bằng chính nền nông nghiệp hiện có.
YBĐT - Học theo Bác, noi gương Bác với mong muốn xây dựng cuộc sống ấm no, đoàn viên Bàn Tiến Nhị, dân tộc Dao, sinh năm 1992 ở thôn Khe Giang, xã Đại Sơn, huyện Văn Yên đã năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.
YBĐT - Cây na không xa lạ với người dân xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên. Nói không xa lạ bởi cây na ngày trước và hiện nay vẫn luôn có mặt trong vườn của nhiều hộ gia đình. Đó là loại cây cho ăn quả khi đến mùa, ít thì để nhà dùng, nhiều hơn thì biếu họ hàng, nhiều nữa thì đem bán cho vui. Tuy vậy, tại thời điểm này, cây na đang đứng ở một góc độ khác hơn với người dân nơi đây và gợi mở nhiều vấn đề.