Lò Văn Păn - đảng viên đi đầu

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/9/2019 | 8:07:26 AM

YênBái - Sinh ra và lớn lên ở bản Hát 1, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu - một miền quê còn nhiều gian khó, song là một đảng viên trẻ, anh Lò Văn Păn đã không cam chịu đói nghèo, tích cực vươn lên phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê mình.

Để từng bước nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế, gia đình anh đã sớm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như mở rộng quy mô sản xuất theo hướng hàng hóa. Anh mạnh dạn vay vốn đầu tư mở trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao thả cá. Khi đã có đồng vốn từ chăn nuôi, anh đầu tư mua máy xúc để tăng thêm thu nhập. 

Cùng đó, anh còn tích cực thâm canh diện tích lúa nước hiện có bằng cách áp dụng 100% các giống lúa mới năng suất và chất lượng cao vào gieo trồng. Tận dụng các diện tích đất đồi, anh trồng 1,5 ha rừng, đến nay đã được 2 năm tuổi. Ngoài ra, gia đình cũng tập trung phát triển chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thương phẩm, phát triển đàn bò. Đến nay, gia đình có 20 con bò, 6 con lợn nái sinh sản, trên 20 con lợn thịt. 

Gia đình anh cũng duy trì hoạt động 2 máy xúc, tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động địa phương. Đồng thời, với vai trò đảng viên, anh còn tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với các hộ dân khác trong thôn cùng học tập, đặc biệt là chia sẻ giống bò sinh sản cho 2 hộ dân trong thôn.

Từ các hình thức sản xuất, kinh doanh, mỗi năm gia đình anh Lò Văn Păn thu được khoảng 400 triệu đồng, trừ chi phí sản xuất còn lãi 240 triệu đồng. Không chỉ tích cực phát triển kinh tế, bản thân anh còn tích cực tham gia các hoạt động chung của thôn, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,  pháp luật của Nhà nước, được bà con trong thôn tin tưởng, yêu mến. 

Mô hình của anh đã lan tỏa đến nhiều hộ gia đình khác trong thôn, trong xã như: gia đình ông Lường Văn Hiến, bà Lò Thị Phình, bà Lò Thị Lan, ông Lò Văn Nhất, ông Lò Văn Chài, ông Lò Văn Cù, Bà Lò Thị Thon... 

Lớn lên trong gian khó, bằng quyết tâm thoát đói nghèo, Lò Văn Păn đã dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê mình và trở thành một tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu.

Anh Dũng

Các tin khác
Bà con dân tộc Mông ở thôn Háng Cuốn Rùa, xã Dế Xu Phình chung sức bê tông hóa nhiều tuyến đường liên thôn.

Phấn đấu hoàn thành các tiêu chí, cán đích nông thôn mới ở các xã vùng thấp đã khó, ở xã vùng cao còn nhiều khó khăn như Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải lại càng khó hơn.

Niềm vui của anh Nông Kim Ngọc khi cây trái sinh sôi.

Một lần cùng ngồi với chị Nông Thị Lụa - Bí thư Đoàn xã Ngọc Chấn, chị mãi khoe gương một thanh niên trẻ xếp bút nghiên, cất bằng cử nhân lên rừng lập nghiệp, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Đó chính là Nông Kim Ngọc ở thôn Nà Đình, xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình.

Bản định cư mới Cu Vai, xã Xà Hồ, Trạm Tấu. (Ảnh : Thanh Miền)

Từ triển khai hiệu quả chương trình, dự án, chính sách của Trung ương, của tỉnh và sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương, bộ mặt cũng như đời sống người dân hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải tiếp tục có những đổi thay.

Đến nay, huyện Mù Cang Chải đã hoàn thành 45 km đường rộng 1 mét ở các thôn, bản vùng cao.

Hàng chục ki-lô-mét đường giao thông nông thôn được bê tông hóa đến các thôn, bản của huyện Mù Cang Chải chỉ trong một thời gian ngắn; người dân sẵn sàng góp công, góp tiền làm đường giao thông mà không sử dụng đến tiền vốn sự đầu tư của Nhà nước - đó là những kết quả mới và một bước tiến dài trong nhận thức, tư duy, hành động của người dân vùng cao trong phát triển giao thông nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục