Mồ Dề thực hiện tốt các chính sách dân tộc

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/11/2024 | 10:44:37 AM

YênBái - Mồ Dề là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải. Toàn xã có 8 bản, 874 hộ với 4.916 nhân khẩu, trong đó dân tộc Mông chiếm 99,5%. Trong những năm qua, xã đã triển khai thực hiện tốt và đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước và của tỉnh dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Lực lượng vũ trang huyện Mù Cang Chải tham gia giúp đỡ hộ nghèo xã Mồ Dề xóa nhà tạm năm 2024
Lực lượng vũ trang huyện Mù Cang Chải tham gia giúp đỡ hộ nghèo xã Mồ Dề xóa nhà tạm năm 2024

Thực hiện Đề án hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở, gia đình ông Mùa A Chang và bà Sùng Thị Say, là hộ nghèo ở bản Háng Phừ Loa, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải được hỗ trợ 60 triệu đồng làm nhà mới. Từ nguồn hỗ trợ này và sự giúp đỡ của anh em trong dòng họ cùng ngày công lao động của các tổ chức đoàn thể, đến nay, gia đình ông Chang đã hoàn thành ngôi nhà mới trị giá gần 200 triệu đồng. 

Có được ngôi nhà mới vững chãi, ông Chang phấn khởi chia sẻ: "Gia đình tôi vui lắm vì bao nhiêu năm mong ngóng giờ đã có nhà mới để ở, có thế mới yên tâm để làm ăn và nuôi dạy con cháu. Có được ngôi nhà này, gia đình tôi cảm ơn Đảng, Nhà nước, cảm ơn lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện nhiều lắm…”

Không chỉ gia đình ông Chang, trong năm 2024, xã Mồ Dề được giao làm mới, sửa chữa 156 nhà cho hộ nghèo, gia đình có công. Đến nay, xã đã hoàn thành 150 căn nhà; 16 nhà còn lại sẽ phấn đấu xong trong tháng 11, đảm bảo các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách khó khăn  có nơi an cư vững chãi, yên tâm làm ăn, sớm thoát khỏi hộ nghèo theo mục tiêu của tỉnh. 

Ông Hảng Đình Thu - Chủ tịch UBND xã Mồ Dề cho biết: "Địa phương đã làm tốt việc rà soát, phân loại, lựa chọn đúng đối tượng; đồng thời chủ động các phương án hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo từ nguồn ngân sách Nhà nước kết hợp với nguồn xã hội hóa; làm tốt việc vận động nhân dân, đặc biệt là các tổ chức hội, đoàn thể, các hội viên để hỗ trợ các hộ dân làm nhà mới hoặc sửa chữa”. 

Qua triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến vùng đồng bào DTTS, đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu của địa phương đã được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Ngoài đến trung tâm xã, đường bê tông từ trung tâm xã đến các bản đã đạt trên 80%. Hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư kiên cố đạt trên 55%; 7/8 bản được sử dụng điện lưới quốc gia, đạt 88%; 100% bản được phủ sóng phát thanh, sóng di động.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả đáng khích lệ: đến nay, xã đã đạt 7/19 tiêu chíi, có 1/8 bản đạt bản thôn nông thôn mới; phấn đấu hết năm 2024 đạt 11/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và ra mắt thêm 1 bản nông thôn mới. Tỷ lệ bao phủ thẻ bảo hiểm y tế đạt 99,98%. 

Cùng với đó, hàng năm địa phương quan tâm công tác giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm trên 10%. Giáo dục  - đào tạo có bước phát triển khá; bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc được giữ gìn, bảo tồn và phát huy; các thiết chế văn hóa ở cơ sở được duy trì và phát triển; công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm thực hiện tốt. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, xã cũng gặp nhiều khó khăn do địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi chia cắt mạnh, khí hậu khắc nghiệt; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa có ý thức nỗ lực vươn lên thoát nghèo. 

"Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã xác định công tác tuyên truyền, vận động có vai trò quan trọng để nâng cao nhận thức của người dân về các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đang được triển khai trên địa bàn nhằm giúp nhân dân phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, tích cực trong lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững..." - Chủ tịch UBND xã Hảng Đình Thu cho biết thêm. 

Cùng đó, xã tập trung huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững; phát huy vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng dòng họ trong cộng đồng DTTS trong công tác tuyên truyền, vận động, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự.

Ông Thu cũng mong muốn: "Đảng, Nhà nước tiếp tục có cơ chế, chính sách phù hợp nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh; thực hiện tốt công tác giữ gìn, bảo tồn, tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS; thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội của đồng bào DTTS, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia sinh hoạt tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần nâng cao đời sống tinh thần”.

Mạnh Cường 

Tags Yên Bái Mù Cang Chải Mồ Dề dân tộc thiểu số chính sách dân tộc xóa đói giảm nghèo

Các tin khác
Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Yên tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao.

Những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Văn Yên đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

Người có uy tín trên địa bàn huyện Mù Cang Chải thường xuyên gặp gỡ, tuyên truyền, vận động bà con tích cực tham gia phát triển kinh tế.

Toàn huyện Mù Cang Chải có 97 người có uy tín. Đội ngũ này đã có nhiều đóng góp trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Người dân xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải được hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã chú trọng đẩy mạnh Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân về các điều kiện kinh tế, vật chất, giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào DTTS.

Đến nay, 100% số xã của Yên Bái có đường giao thông nông thôn được rải nhựa hoặc đổ bê tông đến trung tâm, giúp người dân thuận lợi trong giao thương, phát triển kinh tế - xã hội.

Giai đoạn 2019 - 2024, tỉnh Yên Bái đã ưu tiên dành 91.281,5 tỷ đồng từ ngân sách đầu tư phát triển để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục