Thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/3/2021 | 2:05:16 PM

Người dự thi truy cập đăng ký dự thi theo hướng dẫn và thực hiện trả lời 20 câu hỏi bao gồm 19 câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp, 1 câu dự đoán số lượng người dự thi trả lời đúng tất cả các câu hỏi.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” từ 0h ngày 1-4 đến 24h ngày 30-4.

Đây là hoạt động hưởng ứng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ được tổ chức vào ngày 23-5, đồng thời phát huy tinh thần chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật; nâng cao hiểu biết về pháp luật, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đối tượng tham gia là công dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài.

Nội dung thi tập trung vào các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015; một số quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương có liên quan đến bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại địa chỉ website: https://thitimhieuphapluat.moj.gov.vn hoặc truy cập Chuyên mục Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử quốc gia; Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật; Trang thông tin điện tử Truyền hình Quốc hội Việt Nam; Báo điện tử Đại biểu nhân dân và Báo Pháp luật Việt Nam điện tử.

Người dự thi truy cập đăng ký dự thi theo hướng dẫn và thực hiện trả lời 20 câu hỏi (bao gồm 19 câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp, 1 câu dự đoán số lượng người dự thi trả lời đúng tất cả các câu hỏi trắc nghiệm) trên máy tính và các thiết bị di động có kết nối internet.

Trong quá trình diễn ra cuộc thi, mỗi cá nhân được dự thi tối đa 3 lượt thi để có thể cải thiện kết quả, mỗi lượt thi kéo dài tối đa 20 phút.

Người đoạt giải được Ban tổ chức cấp Giấy chứng nhận kèm theo hiện vật (nếu có) và mức giải thưởng như sau: Một giải Nhất: 6 triệu đồng/giải; năm giải Nhì: 3 triệu đồng/giải; 10 giải Ba: 2 triệu đồng/giải; 20 giải Khuyến khích: 1 triệu đồng/giải.

Căn cứ kết quả cuộc thi và nguồn kinh phí thu hút từ xã hội hóa, Ban tổ chức sẽ xem xét, quyết định tăng cơ cấu giải thưởng, mức giải thưởng, quà tặng.
(Theo HNMO)

Các tin khác
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến - Tỉnh Quảng Trị phát biểu ý kiến về kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020.

Cánh cửa luôn rộng mở cho người tự ứng cử. Quan trọng là người ứng cử đủ có tự tin, quyết tâm để trở thành người đại biểu của nhân dân hay không?

Ảnh minh họa

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2019 và Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11 tháng 1 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định cụ thể nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND đối với từng loại đơn vị hành chính...

UBND phối hợp với HĐND và MTTQ thành lập các tổ phụ trách bầu cử ở địa phương.

Quang cảnh Hội nghị.

Sáng 18/3, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Yên Bái tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần 2 để thỏa thuận, lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu HĐND thành phố Yên Bái khóa XXI, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục