Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái Nguyễn Minh Tuấn: Cần cảnh giác trước thủ đoạn chống phá bầu cử

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/4/2021 | 5:05:41 PM

YênBái - Chuẩn bị đến ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp,nhiệm kỳ 2021- 2026, các thế lực thù địch tăng cường nhiều hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, đặc biệt là Cuộc bầu cử sắp đến. Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã có cuộc trao đổi với phóng viên (P.V) Báo Yên Bái về vấn đề này.

Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao đổi với nhân dân xã Xuân Ái, huyện Văn Yên về công tác bầu cử.
Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao đổi với nhân dân xã Xuân Ái, huyện Văn Yên về công tác bầu cử.

P.V: Chuẩn bị đến ngày bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các thế lực thù địch tăng cường nhiều hoạt động chống phá. Xin đồng chí cho biết thời gian qua chúng thường xuyên dùng những thủ đoạn như thế nào?

Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn: Thời gian qua trên không gian mạng, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị gia tăng các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. 

Thứ nhất, chúng xuyên tạc công tác nhân sự Quốc hội, xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử. Chúng cho rằng cuộc bầu cử do Đảng Cộng sản lãnh đạo là không chính danh, không đúng quy định của pháp luật, ngăn cản quyền bầu cử của công dân; đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là "những diễn viên đã được chọn sẵn và phân vai, chờ đến ngày bầu cử để diễn vai đại biểu”; xuyên tạc cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới là "Hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”, chỉ là hình thức, nhân sự trong Quốc hội đã được tiến hành từ lâu…

Thứ hai, chúng xuyên tạc công tác bầu cử. Các thế lực thù địch cho rằng các đại biểu ứng cử do Đảng chọn không theo ý nguyện của người dân, thiếu trình độ và trách nhiệm; chúng phát tán các luận điệu kiến nghị vô căn cứ, kiểu như cơ cấu đại biểu ngoài Đảng quá ít, yêu sách cân bằng quyền lực bằng cách chia một nửa số ghế cho người ngoài Đảng… 

Việc cho phép "tự ứng cử” chỉ là chiêu bài dân chủ của Đảng; người tự ứng cử đại biểu Quốc hội luôn gặp nhiều trở ngại khi nộp nhận hồ sơ, chịu sự sàng lọc có chủ ý của Đảng tại các cuộc hiệp thương; hướng lái dư luận về việc "lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước, Chính phủ đồng thời là đại biểu Quốc hội”; cổ súy, ca ngợi các "ứng cử viên tự do” và số chống đối ứng cử...


Internet là một trong những phương tiện các thế lực phản động sử dụng để truyền bá quan điểm sai trái, thù địch. (Tranh minh họa: tuyengiao.vn)

Thứ ba, chúng kích động, chống phá công tác bầu cử, xuyên tạc bầu cử gây lãng phí ngân sách Nhà nước, tốn tiền nhân dân; kêu gọi thực hiện một số hình thức tẩy chay bầu cử như cương quyết không đi bầu cử, nếu bị ép đi bầu cử thì gạch tên ứng viên và đưa tên người khác vào lá phiếu "tự ứng cử”; hô hào các hội nhóm dân chủ trên mạng xã hội ký tên ảo, tung hô, ủng hộ cho các "nhà dân chủ” để gây rối, phá hoại cuộc bầu cử. 

Một số đối tượng tự xưng là "nhà hoạt động, nhà báo tự do” tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, tán phát bài viết nói xấu Đảng nhân danh "hiệp thương” để huy động các cơ quan chức năng địa phương loại bỏ các ứng viên tự do không phải là đảng viên. 

Đáng chú ý, số phản động, chống đối trong và ngoài nước liên kết nhằm chống phá bầu cử; thực hiện ý đồ liên kết với một số hội, nhóm "xã hội dân sự” chọn các đối tượng tham gia "ứng cử” HĐND các cấp, nhằm tạo dựng "nhân tố bên trong” để tập hợp, dẫn dắt các hoạt động của "phong trào dân chủ”; móc nối, kích động số cán bộ, đảng viên bất mãn công khai phản biện về vấn đề bầu cử.

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua chưa phát hiện đối tượng tuyên truyền chống phá, tuy nhiên lợi dụng một số vụ việc gây bức xúc dư luận (Kỷ luật việc cô giáo lạm thu ở xã Quy Mông, một số vụ việc búc xúc về đất đai, khai thác khoáng sản, vấn đề môi trường, xe quá khổ, quá tải…), một số đối tượng cũng đã có phản ứng, kêu gọi không đi bầu cử, tụ tập đông người phản đối chính quyền địa phương trong dịp bầu cử.

P.V: Trước những thủ đoạn này, chúng ta cần phải cảnh giác và có những biện pháp gì, thưa đồng chí?

Vấn đề thứ nhất là, phải bảo vệ vững chắc nội bộ. Nội bộ đoàn kết, không dao động, không "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" thì thế lực thù địch dù có nhiều âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt đến mấy cũng khó bề làm lung lạc ý chí, niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Phải tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, cụ thể là của bộ máy chính quyền các cấp; xử lý đúng đắn những mâu thuẫn nội bộ trong các tầng lớp nhân dân, không để tích tụ, tạo tâm lý bất bình và các "điểm nóng" về an ninh trật tự trong xã hội. 

Vấn đề thứ hai là, Công tác tuyên truyền, nâng  cao cảnh giác, xử lý thông tin xấu độc phải được coi là nhiệm vụ cấp thiết và cần tập trung vào các biện pháp chính sau:
 
1. Tăng cường nhận diện, theo dõi, phát hiện, quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các âm mưu, hoạt động thông tin chống phá cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội, những vấn đề phức tạp nảy sinh liên quan đến cuộc bầu cử được dư luận quan tâm; kịp thời chỉ đạo, phối hợp, tổ chức lực lượng đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các đối tượng tham gia hoạt động đăng tải, tán phát thông tin xấu độc, không đúng sự thật về cuộc bầu cử trên Internet, mạng xã hội. 
 
2. Chú trọng tuyên truyền để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nêu cao tinh thần cảnh giác, không tham gia bình luận tiêu cực hoặc chia sẻ những thông tin xấu, độc (nhất là những thông tin trên các trang của các tổ chức, cá nhân phản động, bất mãn). Huy động đông đảo lực lượng trong đơn vị tham gia hoạt động truyền thông, chia sẻ các thông tin chính thống trên không gian mạng xã hội.

3. Nắm chắc tình hình tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp của địa phương, đơn vị; đặc biệt là các đối tượng, hội, nhóm vận động ứng cử, tranh cử trên mạng xã hội; cá nhân lợi dụng dân chủ tự ứng cử, đề cử đại biểu Quốc hội không đúng quy định để có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời, hiệu quả.

4. Tăng cường xây dựng môi trường thông tin lành mạnh, chính thống, tin cậy về cuộc bầu cử; chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền theo Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo trung ương, Kế hoạch của Tỉnh ủy Yên Bái; Kế hoạch của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ về tuyên truyền cuộc bầu cử Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Đồng thời tăng cường xây dựng tuyến tin, bài, phóng sự đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các tổ chức, cá nhân, không để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng mạng xã hội và các vấn đề nổi cộm, bức xúc nhằm xuyên tạc, phá hoại cuộc bầu cử, kích động, gây rối, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. 

5. Chỉ đạo tăng cường thông tin tích cực, chính thống trên Internet, mạng xã hội; đẩy mạnh thông tin tích cực và đấu tranh phản bác trên các trang nhóm, tăng cường kết nối lan tỏa trên không gian mạng, như các trang: Hương Sen Việt,  Tâm Sáng, các trang, nhóm, fanpage của Ban Chỉ đạo 35 các cấp. Tổ chức lực lượng đẩy mạnh tuyên truyền, nòng cốt là phóng viên các cơ quan báo chí, văn nghệ sỹ, cộng tác viên, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên… Lan tỏa thông tin tích cực, phản ánh ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử, diễn biến bầu cử và không khí dân chủ, đúng pháp luật trong bầu cử, phản ánh tiếng nói tích cực từ kiều bào, tâm nguyện chính đáng của quần chúng nhân dân, gây dựng không khí tích cực hưởng ứng cuộc bầu cử trên không gian mạng. Đồng thời đẩy mạnh xây dựng tin bài, video clip phản bác quan điểm sai trái, thù địch, pha loãng thông tin xấu độc, chống phá cuộc bầu cử.
 
6. Tăng cường công tác xử lý: Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh, Công an tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan tăng cường theo dõi, xử lý nghiêm những trường hợp đưa thông tin sai sự thật, những hành vi lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc, vu khống, tố cáo không đúng sự thật nhằm bôi nhọ các tổ chức, cá nhân, nhất là công tác nhân sự ứng cử đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Phối hợp với các đơn vị cung cấp mạng xã hội gỡ bỏ thông tin xấu độc, ảnh hưởng nghiêm trọng và gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của địa phương.

BáoYên Bái (thực hiện)

Tags Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái Nguyễn Minh Tuấn phỏng vấn Báo Yên Bái cảnh giác trước thủ đoạn chống phá bầu cử

Các tin khác
Ông Phạm Ngọc Võ - Thủ trưởng cơ quan Tổ chức - Nội vụ thành phố Yên Bái cùng đoàn công tác kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại xã Tuy Lộc.

Trong đó, số người ứng cử đại biểu HĐND các cấp có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ 75,5%, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên chiếm 78,1%, tỷ lệ tuổi trẻ chiếm 42,4%

Đến nay, việc triển khai các bước chuẩn bị bầu cử trên địa bàn huyện Yên Bình đang theo đúng tiến độ và quy trình.

Đồng chí Giàng A Thào - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại xã Bản Công.

HĐND huyện Trạm Tấu nhiệm kỳ 2021- 2026 được bầu 30 đại biểu, cấp xã được bầu 229 đại biểu.

Quốc hội khóa XIV họp tại hội trường Diên Hồng

Danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV gồm 868 người tại 184 đơn vị bầu cử trong cả nước để bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục