Tuổi trẻ còn mãi âm vang trong chiến dịch Điện Biên Phủ

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/3/2024 | 8:38:17 AM

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, qua 55 ngày đêm chiến đấu đầy gian khổ nhưng vô cùng anh dũng, tuổi trẻ cả nước nói chung và tuổi trẻ Điện Biên nói riêng đã đoàn kết một lòng, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu và lao động, sản xuất, đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ anh hùng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"; góp phần tích cực vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

Khánh thành công trình Thanh niên - Chuyển đổi số trong quảng bá du lịch
Khánh thành công trình Thanh niên - Chuyển đổi số trong quảng bá du lịch

Vào những ngày này cách đây 70 năm, thực dân Pháp vạch ra kế hoạch với mục đích xây dựng Điện Biên thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, một pháo đài bất khả xâm phạm, sẵn sàng nghiền nát chủ lực của đối phương.

Trước tình hình đó, tháng 9/1953, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng họp bàn kế hoạch tác chiến Đông - Xuân (1953 - 1954), với chủ trương đưa bộ đội lên Tây Bắc để buộc địch phải phân tán lực lượng, tạo ra thời cơ để ta tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng giải pháp, đẩy mạnh hoạt động chiến đấu sau lưng địch, phối hợp các chiến trường Đông Dương. Đến ngày 6/12/1963, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Tổng Quân ủy và quyết định mở chiến dịch Điện Biên phủ.         

Theo chỉ thị của Bác Hồ, Đội Thanh niên xung phong (TNXP) công tác Trung ương hợp nhất các đội TNXP, đến tháng 1/1954, chính thức mang tên Đoàn TNXP Trung ương do anh Vũ Kỳ làm Đoàn trưởng, tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ; phối hợp với các đơn vị công binh, TNXP anh dũng mở đường và phá bom nổ chậm của địch, bảo đảm huyết mạch giao thông đưa hàng lên mặt trận. Hàng nghìn km đường được xây dựng và sửa chữa, phục vụ chiến dịch. Tiêu biểu cho tinh thần lao động quên mình, hy sinh anh dũng để phá bom nổ chậm, cứu xe, bảo vệ hàng, bảo vệ những con đường xung yếu nhất lên Điện Biên, đạt được nhiều thành tích trong phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, Đoàn TNXP đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhất và 60 Huân thương các loại cho các tập thể và cá nhân xuất sắc trong chiến dịch.

Trong công tác phục vụ chiến dịch, thanh niên cùng quân và dân ta lập nên thành tích to lớn về vận tải mà kẻ thù không sao tưởng tượng nổi. Hầu như tất cả các phương tiện vận chuyển đều được huy động, vừa tận dụng phương tiện thô sơ, vừa tranh thủ phương tiện cơ giới để bảo đảm cung cấp vũ khí, lương thực cho chiến dịch. Bộ đội vận tải nêu cao tinh thần dũng cảm, khắc phục khó khăn, xe chạy không bật đèn, vượt qua bom nổ chậm...bảo đảm tuyệt đối an toàn vũ khí, đạn dược cho chiến dịch. Các đoàn xe đạp thồ dài hàng cây số, các đoàn thuyền và các đoàn dân công, hàng chục nghìn người tất cả hướng về Điện Biên.

Kéo pháo ra trận địa là một kỳ công của thế hệ "Bộ đội Cụ Hồ” thời chống Pháp. Những cỗ pháo nặng hàng tấn được chiến sĩ ta kéo qua đèo cao, dốc thẳm vào trận địa an toàn. Chiến sĩ Tô Vĩnh Diện đã lấy thân mình chèn pháo để cứu pháo khỏi lao xuống vực, anh dũng hy sinh ở tuổi 20, được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương chiến công hạng Nhất, truy tặng Huân chương Quân công hạng Hai và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

Ngày 31/1/1954, tại đồi 75 điểm cao 536 phía Bắc Điện Biên Phủ, một trung đội thuộc tiểu đoàn 542 đã đánh bật 7 đợt xung phong của hai tiểu đoàn địch có xe tăng phối hợp, bảo vệ an toàn mục tiêu của ta; chiến sĩ trẻ Hoàng Văn Nô dùng lưỡi lê đâm chết 5 tên địch, được truy tặng danh hiệu "Dũng sĩ đâm lê".

Ngày 13/3/1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ bắt đầu. Đợt tấn công thứ nhất ta tiêu diệt nhanh, gọn hai cứ điểm Him Lam và Độc Lập, uy hiếp và gọi hàng cứ điểm Bản Kéo. Sau 5 ngày chiến đấu quyết liệt, đợt tiến công lần thứ nhất kết thúc thắng lợi. Trong đợt tấn công này, tấm gương hy sinh anh dũng của chiến sĩ trẻ Phan Đình Giót, lấy thân mình lấp lỗ châu mai, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt địch, đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ trên toàn mặt trận. Đại đoàn pháo binh 351, một binh chủng mới ra đời đã vinh dự được nhận cờ "Quyết chiến, quyết thắng” của Bác Hồ.

Đúng 17h00 ngày 30/3/1954, ta mở đợt tấn công thứ hai nhằm chia cắt địch, thắt chặt vòng vây, khống chế và cắt đường tiếp viện của địch, tạo điều kiện chuyển sang tổng công kích tiêu diệt địch toàn bộ quân địch. Quá trình bao vây chia cắt là quá trình vừa chiến đấu anh dũng, vừa lao động không biết mệt mỏi của chiến sĩ ta ở ngay trên trận địa. Tiêu biểu là những tấm gương của chiến sĩ Chu Văn Mùi 23 tuổi cùng đồng đội bị lọt vào vòng vây địch trên đồi A1 nhưng vẫn kiên cường chiến đấu để bảo đảm thông tin liên lạc, chiến sĩ Phạm Việt Nghị, 18 đêm liền, đào được 18 cái hầm và 11 m hào dưới bom đạn của địch.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, mãnh liệt, quân dân ta đã chiến đấu liên tục, mãnh liệt, quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ngọn cờ "Quyết chiến, quyết thắng’’ của Bác Hồ đã tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, qua 55 ngày đêm chiến đấu đầy gian khổ nhưng vô cùng anh dũng, tuổi trẻ cả nước nói chung và tuổi trẻ Điện Biên nói riêng đó đoàn kết một lòng, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu và lao động, sản xuất, đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ anh hùng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"; góp phần tích cực vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

Chúng ta có quyền khẳng định rằng: chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của dân tộc và tuổi trẻ Việt Nam anh hùng. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa trong thế kỷ XX, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Những chiến công đó, hình ảnh đó mãi mãi là niềm tự hào của chúng ta. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Đất nước tạm thời chia làm hai miền: miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị của bọn đế quốc tay sai.

Từ ngày 2 - 8/7/1965, đế quốc Mỹ đã liều lĩnh cho máy bay phản lực đánh phá vào địa bàn tỉnh Điện Biên. Thực hiện sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng, các phong trào tham gia chống Mỹ được dấy lên, mỗi năm có hàng chục nghìn thanh niên đăng ký thực hiện cuộc vận động thanh niên "Ba sẵn sàng”; tạo khí thế sôi nổi, phấn khởi, sẵn sàng lên đường nhập ngũ, tham gia dân quân tự vệ, hăng hái tiến quân vào mặt trận sản xuất và chiến đấu, xứng đáng là cánh tay đắc lực của Đảng. Phong trào "Ba đảm đang” của phụ nữ đã thu hút hàng vạn chị em lứa tuổi thanh niên, với tinh thần "Mỗi người làm việc bằng hai”, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giỏi một việc, biết nhiều việc, đảm nhiệm thêm việc của nam giới để chồng, con, anh, em yên tâm đi chiến đấu. Công tác tuyên truyền vận động trong thanh niên đó có biết bao hình ảnh đẹp đẽ và xúc động của cả người ra tiền tuyến và người ở lại hậu phương.

Có những đồng chí chưa đến tuổi nhập ngũ, đã động viên bố mẹ tự khai tăng tuổi để được lên đường đi đánh Mỹ, hàng nghìn lá đơn của nam, nữ thanh niên các dân tộc tình nguyện lên đường chống Mỹ, nhiều lá đơn viết bằng máu tỏ rõ chí khí quyết tâm muốn được tham gia chiến đấu ở các chiến trường. Tuổi trẻ trong lực lượng vũ trang và các địa phương đã phát động thanh niên học tập gương chiến đấu dũng cảm của anh hùng liệt sỹ Lê Thị Hồng Gấm, anh hùng Lê Mã Lương gắn với thực hiện phong trào "Ba sẵn sàng".

Nhờ vậy trong các đợt động viên tuyển quân, thanh niên các địa phương, cơ quan trường học, bệnh viện, nông trường, xí nghiệp đều vui vẻ, phấn khởi tòng quân lên đường đi chiến đấu, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ động viên tuyển quân.

Trong hơn 10 năm làm nhiệm vụ giúp nước bạn Lào, tuổi trẻ các lực lượng tỉnh Điên Biên đã thường xuyên chung vai gánh vác với bạn trong những nằm dài chiến đấu, đầy hy sinh gian khổ. Với tinh thần hạt muối cắn đôi, bát cơm xẻ nửa, sống chết có nhau trong nghĩa vụ quốc tế cao cả và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới với quy mô lớn nhất, dài nhất, ác liệt nhất từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai do đế quốc Mỹ gây ra, thực hiện chọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dù khó khăn, gian khổ đến mấy, Nhân dân ta nhất định sẽ hoàn thành thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất”.

Thắng lợi vẻ vang này đưa nước ta bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cả nước độc lập, thống nhất đi lên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhận thức rõ nhiệm vụ của tuổi trẻ, đoàn viên thanh niên tỉnh Điện Biên đã ra sức học tập, rèn luyện nâng cao bản lĩnh cách mạng, kiên định lý tưởng của Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn; tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc và nhân dân.

Năm 1986, Đảng ta tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, mở ra thời kỳ đổi mới tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. Sau những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình kinh tế, xã hội có bước phát triển, đưa đất nước dần dần thoát khỏi khủng hoảng trầm trọng về kinh tế; quốc phòng, an ninh được củng cố và giữ vững, tạo ra những tiền đề trong tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ngày càng ráo riết chống phá cách mạng nước ta, đẩy mạnh chiến lược "Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ bằng những thủ đoạn về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội rất thâm độc.

Tuổi trẻ tỉnh Điện Biên đã chú trọng giáo dục, bồi dưỡng nhận thức về mọi mặt, định hướng cho thế hệ trẻ luôn có ước mơ, hoài bão cao đẹp và ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn để vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua "Giành 3 đỉnh cao quyết thắng” và phong trào "3 đẹp - 4 tốt - 5 không”. Công tác bồi dưỡng các đối tượng Đảng và kết nạp đảng viên mới luôn được chú trọng, hàng năm tổ chức đoàn các cấp, đã bồi dưỡng được hàng trăm, hàng nghìn đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét và kết nạp.

Phong trào "5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội”, "4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” đã được các cơ sở đoàn trong toàn tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả. Thông qua các phong trào đó, đã có nhiều tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trên các mặt công tác.

Cuối thế kỷ XX, những năm đầu thế kỷ XXI cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, xu thế toàn cấu hóa, khu vực hóa đang tạo ra những thời cơ và thách thức cho tất cả các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, đồng thời làm nẩy sinh nhiều vấn đề lớn có tính toàn cầu như xung đột tôn giáo, sắc tộc, ô nhiễm môi trường, đói nghèo, bệnh tật…

Công cuộc đổi mới, của đất nước ta đang đứng trước những cơ hội mới và ngày càng phát triển; bộ mặt đất nước, đời sống Nhân dân thực sự thay đổi; dân chủ XHCN được phát huy và mở rộng; đại đoàn kết dân tộc được củng cố, tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền và hệ thống chính trị được đẩy mạnh; sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng đi vào chiều sâu; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao…

Hòa cùng nhịp bước phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh tuổi trẻ các dân tộc Điện Biên hôm nay, phát huy truyền thống Điện Biên phủ anh hùng, không ngừng nêu cao tinh thần đoàn kết các dân tộc, nguyện một lòng cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh quyết tâm giữ vững ổn định chính trị, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra, tích cực xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, khẳng định: Vai trò tuổi trẻ trong chiến dịch Điện Biên phủ của cả nước nói chung, tuổi trẻ Điện Biên phủ nói riêng còn âm vang mãi.

(Theo ĐCSVN)

Các tin khác
Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam Đỗ Đức Hoàng.

Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam Đỗ Đức Hoàng giới thiệu các chương trình trọng điểm trong dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, bao gồm cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết thắng", VTV đặc biệt "Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp" và hai chương trình tường thuật trực tiếp ngày 6, 7/5 trên kênh VTV1.

Tiết mục múa xòe tối ngày 25/4 tại thành phố Điện Biên Phủ có sự tham gia của 500 thiếu nhi đến từ 63 tỉnh, thành phố trong nước.

Tối 25/4, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), 200 đại biểu là thiếu nhi tham dự Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” và 300 thiếu nhi tỉnh Điện Biên đã xác lập kỷ lục Việt Nam với “Tiết mục múa xòe có thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia" biểu diễn chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Nằm ẩn mình trong khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn, thuộc xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ là địa điểm đặt cơ quan đầu não của quân đội ta cách đây tròn 70 năm về trước. Sở chỉ huy là một hệ thống chỉ huy và phòng thủ dã chiến gồm các hầm hào, lán trại liên hoàn được làm bằng những vật liệu đơn sơ rất phù hợp với điều kiện tác chiến và làm việc khẩn trương, đồng thời vẫn bảo đảm được tính bí mật và sự an toàn cho Bộ Chỉ huy chiến dịch. Tại đây, bằng tài thao lược quân sự của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Đại biểu ấn nút khai mạc Triển lãm trực tuyến 'Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ.'

Triển lãm "Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ" phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục