Tìm hiểu giá trị lịch sử bãi đá cố tại xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Chủ nhật, 13/9/2015 | 10:58:35 AM

YênBái - YBĐT - Việc thu hút du khách, các nhà nghiên cứu tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa của bãi đá cổ ở xã Lao Chải là một trong những hoạt động thiết thực nằm trong Tuần Văn hóa - Du lịch Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2015.

Bãi đá cổ được người dân phát hiện đầu tiên là ở thôn Tàng Ghênh, xã Lao Chải, hình thù nét vẽ của nó giống như ruộng bậc thang. Người dân bản địa cho biết, những nét vẽ này đã có từ rất lâu. Không biết những hình vẽ đó có liên quan đến việc canh tác ruộng bậc thang của người Mông hiện nay, với những người cao tuổi như bà Hờ Thị Mảy, đã sống trọn đời người ở nơi này cũng chỉ biết rằng, đó có thể là dấu tích người xưa để lại. Bà Mảy nói bằng tiếng Mông, đại ý: Tôi năm nay đã 80 tuổi rồi. Từ lúc bé sống ở đây đến bây giờ vẫn thấy hình vẽ này nó giống hình ruộng bậc thang của mình làm mà! Hồi bé mình vẫn chơi ở đây và không hiểu nó được vẽ để làm gì, nhưng bà con ở đây rất quý và bảo vệ nó.

Những tảng đá có khắc những hình thù giống như ruộng bậc thang bây giờ được người dân phát hiện ở nhiều điểm trên địa bàn xã Lao Chải. Ngay sát cạnh nhà ông Lý A Hua, người dân cũng phát hiện những hình khắc trên đá một cách đầy bí ẩn.

Theo các cán bộ chuyên môn thuộc Bảo tàng tỉnh và Hội Khoa học lịch sử tỉnh Yên Bái, những hình khắc này đều do bàn tay con người tạo nên, cho dù chưa xác định được cụ thể chủ nhân, nhưng nó có ý nghĩa rất to lớn trong việc nghiên cứu khảo cổ học về một tộc người đã từng đến đây khai thiên lập địa, rất có thể chính là người Mông đã và đang cư trú ở vùng đất này cách đây 300 đến 400 năm.

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thiệu, hiện đang công tác ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, những hình khắc này giống với những hình khắc thuộc bãi đá cổ ở Sa Pa (Lào Cai), ở Hà Giang và đều là địa bàn cư trú của người Mông.

Qua khảo sát sơ bộ của Bảo tàng tỉnh Yên Bái, hiện bãi đá cổ nằm rải rác trên địa bàn các xã: Chế Cu Nha, La Pán Tẩn, Lao Chải, Dế Xu Phình…Sau những lần thám sát thực địa tiếp tục phát hiện ra bãi đá cổ ở các thôn khác nhau, nhưng tập trung nhiều nhất ở thôn Tàng Ghênh thuộc xã Lao Chải, cách thị trấn Mù Cang Chải 13 km về phía tỉnh Lai Châu.

Tại những điểm có những tảng đá được người xưa chọn khắc đều nằm ở vị trí thoáng và có hình thù tương ứng với những triền ruộng bậc thang gần đấy.

Theo Tiến sĩ Sử học Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Yên Bái, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái, người lâu năm nghiên cứu về khảo cổ học cho rằng, những hình khắc này thể hiện một giá trị văn hóa, gắn với Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang.

Việc tìm hiểu giá trị lịch sử văn hóa của bãi đá cổ ở xã Lao Chải là hoạt động thiết thực nằm trong Tuần Văn hóa - Du lịch Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2015.

Tuy chưa thể xác định cụ thể chủ nhân của những hình khắc trên nhưng thông qua đó, người Mông ở Mù Cang Chải - chủ nhân của những thửa ruộng bậc thang mang tên danh thắng này tự hào khi nhận ra những thông điệp của người xưa để lại, về những khát vọng trong chinh phục và chế ngự thiên nhiên trên vùng đất giữa lưng trời để rồi tiếp bước hàng trăm năm, qua nhiều thế hệ vì sự sinh tồn mà hệ thống ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải chính là minh chứng rõ nhất cho khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người. 

          YBĐT

Các tin khác

YBĐT - Vùng đất của huyền thoại, thi – ca – nhạc - họa, Mường Lò được thiên nhiên ưu ái ban tặng những đặc ân chẳng nơi nào có, để những thiếu nữ Thái nơi đây đẹp tựa hoa núi, nổi tiếng xinh với da trắng, tóc dài, dáng đi uyển chuyển, thắt đáy lưng ong... Có người bảo ấy là do khí hậu Mường Lò, nhưng truyền tích của người Thái thì bí mật ấy thuộc về dòng Nậm Thia...

Cúng tế  trời đất, thần linh tại lễ hội Lồng tồng. (Ảnh: Thành Trung)

YBĐT - Mường Lò là miền đất giàu truyền thống văn hóa, được coi là xứ sở của nhiều lễ hội, cái nôi tạo nên sắc thái văn hóa khá riêng biệt, đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội nào cũng chứa đựng một ý nghĩa riêng, đặc biệt là tôn vinh các vị thần linh, những người có công với bản, với quê hương, đất nước, với tổ tiên, góp phần bồi đắp và phát triển ý thức cộng đồng. Báo Yên Bái xin được giới thiệu một số lễ hội văn hóa tiêu biểu.

Bay dù lượn - hoạt động được nhiều du khách đón chờ tại Tuần văn hóa Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải. (Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Ông Phạm Quang Tuấn - Chủ tịch Câu lạc bộ Dù lượn Hà Nội (Viet Wings Hanoi) cho biết, việc ruộng bậc thang Mù Cang Chải trở thành danh thắng quốc gia và quốc lộ 32C được nâng cấp tạo thành con đường đưa du khách từ Hà Nội lên Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai… đã giúp cho những người “yêu bầu trời” tìm được điểm lý tưởng nơi lưng đèo Khau Phạ.

Ảnh minh họa.

YBĐT - Nằm trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2015, hội thi khèn Mông lần đầu tiên được tổ chức, hứa hẹn xuất hiện rất nhiều tài năng đến từ khắp các thôn, bản trên cao nguyên xứ Mù Cang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục