Chào mừng sự kiện “Giới thiệu sắc màu văn hóa dân tộc Mông Yên Bái” tại Hà Nội

Hấp dẫn sắc màu văn hóa dân tộc Mông Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/5/2019 | 8:17:26 AM

YênBái - Trong tháng 5/2019, tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức một số hoạt động du lịch đặc sắc, hấp dẫn trong đó, có sự kiện "Giới thiệu sắc màu văn hóa dân tộc Mông Yên Bái" diễn ra từ ngày 18 - 19/5 tại khu vực vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Ảnh Thanh Miền
Ảnh Thanh Miền

Hoạt động được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa và sản phẩm du lịch đặc sắc của người Mông Yên Bái, tạo sự phát triển mạnh về du lịch. Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Thanh Bình - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về những hoạt động diễn ra tại sự kiện.

P.V: Xin bà cho biết đôi nét về mục đích, ý nghĩa của sự kiện "Giới thiệu sắc màu văn hóa dân tộc Mông Yên Bái” diễn ra tại Hà Nội tới đây?



Bà Lê Thị Thanh Bình. 
Bà Lê Thị Thanh Bình
: Sự kiện "Giới thiệu sắc màu văn hóa dân tộc Mông Yên Bái” được tổ chức tại Hà Nội nhằm giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông tỉnh Yên Bái với đông đảo công chúng và khách du lịch, góp phần tăng thêm niềm tin, tự hào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh, gắn kết giữa hoạt động bảo tồn văn hóa dân tộc Mông với phát triển du lịch, trên cơ sở khai thác và tôn vinh các giá trị văn hóa địa phương. 

Tiếp tục quảng bá hình ảnh du lịch Yên Bái đến du khách thủ đô, du khách trong và ngoài nước, đồng thời nhấn mạnh quảng bá các sản phẩm văn hóa, nông nghiệp, du lịch đặc trưng của tỉnh gắn liền với các nét văn hóa đặc sắc của địa phương.

P.V: Vậy, sự kiện "Giới thiệu sắc màu văn hoá dân tộc Mông Yên Bái” có những nét gì đặc sắc, hấp dẫn du khách, thưa bà?

Bà Lê Thị Thanh Bình: Qua sự kiện, tỉnh Yên Bái muốn giới thiệu với người dân thủ đô và du khách một chương trình văn nghệ đặc sắc với những màn hát múa của đồng bào dân tộc Mông Yên Bái do các nghệ nhân của hai huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu biểu diễn với các tiết mục: múa khèn, múa ô, hát giao duyên dân ca Mông, kéo nhị, đàn môi, khèn lá, trích đoạn trong hoạt động tín ngưỡng lễ mừng cơm mới, múa Sinh tiền; trình diễn trang phục dân tộc Mông gồm: Mông đu, Mông đơ, Mông xi, Mông lềnh. 

Bên cạnh đó, tại không gian trưng bày văn hóa, du lịch và các sản phẩm đặc trưng của địa phương, tỉnh Yên Bái sẽ giới thiệu về các nghề thủ công truyền thống của dân tộc Mông như: khèn Mông và nghệ nhân chế tác khèn Mông; trình diễn thêu dệt sản phẩm vải lanh, các đồ thủ công mỹ nghệ; kết hợp giới thiệu về nghề rèn dao, làm dao... 

Đối với các hoạt động trải nghiệm sẽ có nghệ nhân giới thiệu, hướng dẫn du khách tham quan cùng trải nghiệm và tham gia các trò chơi dân gian như: múa khèn, đàn môi, nhảy dây, ném pao, vẽ hoa văn trên váy bằng sáp ong, xe lanh, thêu hoa văn trên váy.

P.V: Xin bà cho biết công tác chuẩn bị cho sự kiện này đến thời điểm hiện nay?

Bà Lê Thị Thanh Bình: Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho sự kiện "Giới thiệu sắc màu văn hóa dân tộc Mông Yên Bái” cơ bản đã hoàn tất. Cụ thể là: công tác luyện tập của nghệ nhân hai huyện đảm bảo tiến độ, đúng theo yêu cầu kịch bản của chương trình khai mạc sự kiện, thể hiện được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của dân tộc Mông của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Các huyện cũng đã hoàn tất công tác chuẩn bị sản phẩm đặc sản của địa phương giới thiệu tại sự kiện. 

P.V: Qua sự kiện "Giới thiệu sắc màu văn hoá dân tộc Mông Yên Bái”, bà có lời nhắn nhủ gì đến du khách trong và ngoài nước?

Bà Lê Thị Thanh Bình: Tỉnh Yên Bái là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, bản sắc văn hóa đa dạng, đặc sắc của 30 dân tộc cùng sinh sống; con người Yên Bái thân thiện mến khách cùng nhiều điểm đến hấp dẫn, mê đắm lòng người, chắc chắn sẽ để lại nhiều ấn tượng với du khách. Du lịch tỉnh Yên Bái sẵn sàng chào đón du khách đến trải nghiệm và khám phá. 

PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!

Thu Hiền (thực hiện)

Tags Yên Bái văn hóa dân tộc Mông

Các tin khác
Mô hình du lịch trải nghiệm tại Suối Giàng bước đầu đã có những thành công.

Cùng với người Thái, người Tày, người Dao, cộng đồng người Mông Yên Bái biết làm du lịch dựa vào lợi thế cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hoá đặc sắc của dân tộc mình.

Giã bánh dày là công đoạn dành cho những người đàn ông Mông khỏe mạnh, khéo léo. (Ảnh: Thu Hiền)

Đến Trạm Tấu công tác đã nhiều lần, cũng nhiều lần ngủ lại nhờ nhà dân, nhưng thật may mắn khi lần này dù không phải dịp lễ, tết tôi lại được tham gia làm bánh dày - loại bánh dẻo, thơm, đậm đà có tiếng, loại bánh góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của người Mông với đặc trưng riêng có vô cùng độc đáo.

“Sống lưng khủng long” uốn lượn giữa đất trời tạo nên kỳ quan có một không hai. (Ảnh: Thanh Miền)

Đỉnh Tà Xùa thuộc thôn Tà Xùa, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, cao 2.865 m và là đỉnh núi cao thứ 10 của Việt Nam. Đỉnh Tà Xùa có ba đỉnh hợp thành một kỳ quan thiên nhiên vô cùng kỳ vĩ. Đặc biệt, Tà Xùa còn được mệnh danh là "sống lưng khủng long”.

Cùng với sự kiện

Sự kiện "Giới thiệu sắc màu văn hóa dân tộc Mông Yên Bái” được tổ chức tại Hà Nội nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông tỉnh Yên Bái, góp phần tăng thêm niềm tin, tự hào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh, gắn kết giữa hoạt động bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Mông, phát triển du lịch trên cơ sở khai thác và tôn vinh các giá trị văn hóa địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục