An toàn thực phẩm: Thách thức lớn của đời sống xã hội

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/2/2017 | 8:11:16 AM

YBĐT - Mặc dù tỉnh Yên Bái đã chú trọng tới công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) ở địa phương nhưng những năm gần đây, tình hình ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trên địa bàn vẫn có diễn biến phức tạp. Năm 2015, toàn tỉnh xảy ra 12 vụ NĐTP, 237 người mắc, 4 người tử vong.

Chế biến thức ăn tại các bếp ăn tập thể cần có nguồn nguyên liệu an toàn.
Chế biến thức ăn tại các bếp ăn tập thể cần có nguồn nguyên liệu an toàn.

Năm 2015, toàn tỉnh xảy ra 12 vụ NĐTP, 237 người mắc, 4 người tử vong. Năm 2016, các chỉ số trên đều tăng cao so với năm 2015 với 18 vụ, 573 người mắc và 9 người tử vong. Tỷ lệ NĐTP trong số vụ được báo cáo là 71/100.000 dân, cao hơn rất nhiều kế hoạch đã đề ra là dưới 10 ca/100.000 dân.

Việc quản lý nhà nước về chất lượng ATTP tại tỉnh Yên Bái đã được thực hiện theo pháp luật, có sự phân công, phân cấp cụ thể cho các ngành chức năng và các địa phương. Đồng thời các cơ quan chức năng cũng đã tăng cường kiểm soát các nguy cơ gây mất ATTP qua xét nghiệm mẫu để kiểm soát mối nguy với các chỉ tiêu vi sinh, hóa lý; chặt chẽ trong chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm…

Tuy nhiên, năm 2016, các chỉ số về ATTP vẫn tăng cao so với năm trước, tỷ lệ ngộ độc thực phẩm trong số vụ được báo cáo là 71/100.000 dân, cao hơn rất nhiều kế hoạch đề ra là dưới 10 ca/100.000 dân. Trong công tác quản lý nhà nước về ATTP vẫn bộc lộ nhiều tồn tại với nhiều nguyên nhân.

Trước hết là do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng ATTP đã có nhưng một số quy chuẩn kỹ thuật cho một số sản phẩm chưa được ban hành. Cụ thể, vẫn chưa có quy chuẩn kỹ thuật cho dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm nhóm gỗ, tre.

Trong Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP chưa quy định mức xử lý đối với hành vi vi phạm về tồn dư hóa chất (thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng Nitrat…) vượt quá giới hạn cho phép trong các sản phẩm đã qua chế biến có nguồn gốc thực vật.

Một số văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về quản lý ATTP chưa đầy đủ như Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp quản lý nhà nước về ATTP giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương chưa có hướng dẫn mẫu biên bản thẩm định cấp giấy chứng nhận cho những cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm trong lĩnh vực quản lý liên quan từ 2 bộ trở lên…

Tình hình NĐTP, mất ATTP diễn biến phức tạp thời gian qua cũng bắt nguồn từ việc thanh tra, kiểm tra, điều tra xác định nguyên nhân mất an toàn thực phẩm chưa thường xuyên, kịp thời, việc xử phạt, nhất là tuyến cơ sở chưa kiên quyết nên chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa.

Quản lý chất lượng ATTP là hoạt động đồng bộ, toàn diện, trong đó vai trò của các cấp chính quyền địa phương giữ vai trò quan trọng, nhất là quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào của chuỗi sản xuất thực phẩm, tuy nhiên, hiện tại sự tham gia của chính quyền cấp xã với hoạt động này chưa được coi trọng, cấp xã chưa được phân bổ kinh phí để phục vụ hoạt động. Mặt khác, đầu tư cho công tác quản lý chất lượng ATTP còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu.

Phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ kiểm tra về chất lượng ATTP còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở tuyến huyện, tuyến xã. Về công tác quy hoạch các vùng sản xuất thực phẩm an toàn, cảnh báo, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, NĐTP, bệnh truyền qua thực phẩm… chưa được chú trọng đúng mức. Ý thức chấp hành pháp luật về quản lý chất lượng ATTP và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng chưa cao do họ chạy theo lợi nhuận trước mắt, coi thường tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng.

Yên Bái là tỉnh miền núi nghèo, sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất, chế biến thực phẩm chủ yếu là thủ công, quy hoạch sản xuất thực phẩm chưa đồng bộ, trong khi một bộ phận người dân có điều kiện kinh tế thấp vẫn phải chấp nhận thực phẩm trôi nổi, giá rẻ, do đó, việc đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh thực sự là một thách thức lớn của đời sống xã hội và cần sự vào cuộc, chung tay của các cấp, các ngành và của từng người dân.

Thành Trung

Các tin khác

Bày bán tràn lan, màu sắc hấp dẫn, giá lại quá rẻ khiến cho cả người lớn và trẻ nhỏ đều thích. Nước ngọt giá rẻ có nguồn gốc từ đâu? Nguyên liệu để tạo nên sản phẩm này là gì? Mời quý vị và các bạn tìm hiểu qua phóng sự của VTV!

Cán bộ y tế xã Phú Thịnh (Yên Bình) triển khai nhiệm vụ cho nhân viên y tế thôn, bản.

YBĐT - Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bắt đầu từ y tế cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế. Tuy nhiên, mục tiêu này đang gặp rất nhiều khó khăn bởi công việc vất vả, mất nhiều thời gian, nhưng mức thù lao cho họ lại chưa tương xứng.

Nhân viên y tế thôn Sài Dưới, xã Trung Tâm (Lục Yên) tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

YBĐT - Không làm việc trong các cơ sở y tế, cũng chẳng có áo blouse trắng, thế nhưng họ luôn hoàn thành nhiệm vụ của một người thầy thuốc thực thụ - đó là nhân viên y tế thôn, bản (NVYTTB). Đối với họ, việc trở thành NVYTTB phục vụ người dân không còn là trách nhiệm mà chính là tình nghĩa xóm làng.

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ (PGS.TS) Trần Đáng – nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, chất natri hydrosulfit tìm thấy trong mẫu riềng xay có hàm lượng gấp 34 lần so với quy định cho phép.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục