Yên Bái: Xây dựng chính quyền điện tử, ngăn ngừa Covid-19

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/3/2020 | 7:53:50 AM

YênBái - Việc xây dựng chính phủ điện tử tại trung ương và chính quyền điện tử (CQĐT) tại địa phương chính là giải pháp ngừa Covid-19 hiệu quả, nhất là khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Hạn chế tiếp xúc khi thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính sẽ góp phần ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19.
Hạn chế tiếp xúc khi thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính sẽ góp phần ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động không chỉ giúp các cơ quan từ trung ương tới địa phương đổi mới, làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức, tạo điều kiện cho người dân thực hiện giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).

Hơn thế, việc xây dựng chính phủ điện tử tại trung ương và chính quyền điện tử (CQĐT) tại địa phương chính là giải pháp ngừa Covid-19 hiệu quả, nhất là khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
Xây dựng CQĐT, tỉnh Yên Bái đã xây dựng Kiến trúc CQĐT phiên bản 1.0 và đang nghiên cứu triển khai phiên bản 2.0; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng dịch vụ hành chính công với ngành; xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành gắn với việc xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia khác… 

Tỉnh đã triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước tại 105 điểm (31 điểm là sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố; 71 xã, phường, thị trấn; 3 trung tâm trực thuộc sở, ban, ngành); xây dựng hệ thống hội nghị trực tuyến tại 4 điểm cầu cấp tỉnh và 9 điểm cầu tại UBND các huyện, thị, thành phố. 

Năm 2019, có hơn 30 cuộc họp từ Trung ương tới địa phương được tổ chức qua hệ thống hội nghị trực tuyến, từ đó nâng cao hiệu quả điều hành và tiết kiệm chi phí. Các xã, phường, thị trấn và đơn vị sự nghiệp chưa được triển khai thì được cấp 2 tài khoản để thực hiện việc gửi/nhận văn bản điện tử. 

Qua việc cấp chứng minh thư số và tài khoản thư điện tử, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc đạt 100%. Hơn thế, qua xây dựng CQĐT, các văn bản đều được xử lý qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành. 

Để phục vụ người dân, doanh nghiệp, 99 cơ quan, đơn vị (31 sở, ban, ngành; 9 huyện, thị xã, thành phố; 42 xã, phường, thị trấn; 18 đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ban, ngành) trong tỉnh được triển khai phần mềm quản lý và điều hành. Hệ thống thông tin tiếp tục được hoàn thiện với Cổng Thông tin điện tử tỉnh gồm 1 trang giao diện chính và 38 trang thành viên của sở, ban, ngành, địa phương. 

Phần mềm cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin điện tử một cửa tỉnh được xây dựng đi vào hoạt động ổn định (cập nhật 2.192 TTHC, có 324 TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 132 TTHC mức độ 4). Do đó, nhiều hồ sơ của người dân được giải quyết của Trung tâm Hành chính công tỉnh và bộ phận hành chính công cấp huyện, xã được người dân và doanh nghiệp đánh giá cao…
 
Với mục tiêu, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách quyết liệt, hiệu quả thủ tục hành chính, các rào cản ảnh hưởng đến môi trường sản xuất kinh doanh phục vụ người dân và doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã; thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đổi mới quản trị công; phấn đấu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 tăng từ 2 - 4 bậc; Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) và Chỉ số quản trị hành chính công tăng tăng 4 - 6 bậc so với năm 2019; đặc biệt, góp phần phòng ngừa dịch bệnh Covid 19 do hạn chế tiếp xúc trực tiếp khi chuyển đổi làm việc nhiều trên môi trường mạng, việc triển khai CQĐT cần được đẩy mạnh. 

Do đó, tỉnh cần đẩy nhanh thực hiện Kiến trúc CQĐT phiên bản 1.0 (giai đoạn 2019 - 2020); cập nhật Kiến trúc CQĐT phiên bản 2.0. Các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CQĐT giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Cần tiếp tục tổ chức triển khai các dự án trọng điểm tạo nền tảng phát triển CQĐT gắn với xây dựng đô thị thông minh; mở rộng hệ thống hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện từ tỉnh đến cấp xã; xây dựng các phần mềm phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại các sở, ban, ngành, địa phương; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính, y tế, giáo dục và đào tạo…; thực hiện tốt các dịch vụ công mức độ 3, 4… 

Cùng với nỗ lực của chính quyền, mỗi người dân cần thay đổi thói quen, tìm hiểu và trang bị cho mình kiến thức để ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước trở thành "công dân điện tử” khi CQĐT hoàn thiện. 

Nguyễn Đình

Tags Yên Bái ứng dụng công nghệ thông tin chính quyền điện tử

Các tin khác
Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Lục Yên phun dung dịch Cloramin B khử trùng tại khu vực đền Đại Cại.

Trung tâm Y tế huyện xây dựng kịch bản ứng phó với 4 tình huống cụ thể: chưa ghi nhận trường hợp bệnh trên địa bàn, xuất hiện các ca bệnh xâm nhập, dịch bệnh lây lan trong cộng đồng và dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng với trên 1.000 trường hợp mắc bệnh.

Ngày 10/3, Sở Y tế Yên Bái đã có Thông cáo báo chí số 01 về tình hình dịch bệnh COVID-19. Báo Yên Bái xin giới thiệu với bạn đọc toàn văn Thông cáo:

16 người mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) tại Việt Nam đều đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Bộ Y tế vừa xác nhận 3 trường hợp mắc bệnh COVID-19 là bệnh nhân thứ 32, 33 và 34 tại Việt Nam, gồm 2 bệnh nhân quốc tịch Việt Nam và một bệnh nhân quốc tịch Anh.

Ảnh minh họa

Chiều 10/3, Bộ Y tế công bố thêm 1 ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam, nâng tổng số ca nhiễm lên 33.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục