TP Hồ Chí Minh: Dừng dịch vụ ăn uống mang về, vận tải hành khách trong 15 ngày

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/7/2021 | 7:38:55 PM

Đại lý bán vé số và bán vé số dạo trên địa bàn cần tạm dừng hoạt động. Dịch vụ ăn uống mang về cũng không được hoạt động trong 15 ngày tới.

Xe ôm truyền thống và công nghệ tại TP Hồ Chí Minh cần tạm ngừng hoạt động.
Xe ôm truyền thống và công nghệ tại TP Hồ Chí Minh cần tạm ngừng hoạt động.

Ngày 8/7, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã ký văn bản khẩn gửi Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, các quận, huyện; các doanh nghiệp thuộc TP về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần nội dung Chỉ thị số 16 ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, trên cơ sở "có kế thừa, có đổi mới; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hoàn thiện mở rộng dần; không cầu toàn, không nóng vội" nhằm triệt để khoanh vùng, tập trung truy vết và dập dịch trong cộng đồng, UBND TP Hồ Chí Minh quyết định thực hiện cách ly xã hội toàn TP theo tinh thần của Chỉ thị số 16 trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7 theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố - tổ nhân dân cách ly với tổ dân phố - tổ nhân dân, khu phố - ấp cách ly với khu phố - ấp, xã - phường - thị trấn cách ly với xã - phường - thị trấn, quận - huyện và TP Thủ Đức cách ly với quận - huyện và TP Thủ Đức.

TP Hồ Chí Minh: Dừng dịch vụ ăn uống mang về, vận tải hành khách trong 15 ngày - Ảnh 1.

Phương án này được áp dụng trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7.

Nhiều hoạt động cần tạm dừng

UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị tiếp tục tạm dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu. Các khu chợ cần tạm thời đóng cửa và áp dụng các biện pháp khắc phục nếu không đảm bảo tiêu chí an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

Đại lý bán vé số và bán vé số dạo trên địa bàn cần tạm dừng hoạt động. Dịch vụ ăn uống mang về cũng không được hoạt động trong 15 ngày tới.

Hoạt động vận tải hành khách công cộng cần tạm dừng hoạt động. Người dân hạn chế tối đa di chuyển trừ các trường hợp thực hiện công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa và các xe taxi chở bệnh nhân.

Bên cạnh đó, dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe máy bao gồm xe ôm truyền thống và công nghệ cũng được yêu cầu tạm ngừng. Các bến đò ngang sông, bến thủy nội địa ngừng vận chuyển khách.

Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cần phối hợp các tỉnh, thành để tạo điều kiện cho các xe chở hàng hóa, vận chuyển công nhân. Ngoài ra, sở cần chủ động kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét hạn chế hoặc ngừng hoạt động hàng không, đường sắt đến và đi khỏi địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Các cơ quan, đơn vị Nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động áp dụng công nghệ làm việc tại nhà. Những trường hợp thật sự cần thiết mới đến cơ quan như trực chiến đấu, trực chống dịch, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở.

Số lượng người làm việc cụ thể tại công sở do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định và không quá 1/3 tổng số người lao động. Các cuộc họp cần được tạm ngừng, trừ các cuộc họp chống dịch, các cuộc họp để xử lý các vấn đề cấp bách của đơn vị.

Cần sớm tạo miễn dịch cộng đồng

Trong 15 ngày tới, UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo Sở Y tế tăng cường công tác truy vết, xét nghiệm để tìm nguồn F0 và cách ly F1 sớm, tránh lây lan cộng đồng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh phối hợp Viện Pasteur và các đơn vị liên quan đánh giá các vùng dịch tễ, lập bản đồ dịch tễ và phân vùng nguy cơ với từng địa phương.

Chính quyền thành phố cũng yêu cầu các F0 cần được truy vết nhanh, toàn bộ F1 phải được xét nghiệm bằng kháng nguyên nhanh. Việc lấy mẫu xét nghiệm nhanh cần áp dụng ở phạm vi tổ dân phố, khu phố, toàn bộ công ty khi phát hiện xét nghiệm nhanh. Khi mẫu gộp dương tính, lực lượng y tế thực hiện ngay xét nghiệm mẫu đơn và chuyển cách ly trong khi chờ kết quả xét nghiệm các ca dương tính SARS-CoV-2.

UBND thành phố cũng yêu cầu ngành y mở rộng khu cách ly tập trung đạt công suất 50.000 giường và đảm bảo an toàn, phòng chống lây nhiễm chéo. Sở Y tế triển khai kế hoạch đáp ứng điều trị khi thành phố có 20.000 trường hợp mắc COVID-19, khẩn trương mua sắm trang thiết bị, dụng cụ y tế, không để các cơ sở y tế thiếu trang thiết bị y tế trong công tác cấp cứu, điều trị người bệnh.

Các đơn vị khẩn trương thực hiện kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn để sớm đạt tạo miễn dịch cộng đồng, từ đó kiểm soát lâu dài sự lây lan của dịch bệnh, đặc biệt là đối với các biến chủng có tốc độ lây lan nhanh cũng như phòng ngừa phát sinh các chủng đột biến mới.

Công an TP Hồ Chí Minh có nhiệm vụ thiết lập lại 12 chốt, trạm kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại khu vực cửa ngõ.

Đối với khu vực sản xuất, kinh doanh, cơ quan quản lý triển khai xét nghiệm nhanh cho công nhân, khuyến khích doanh nghiệp trả chi phí mua và làm xét nghiệm. Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao rà soát nhà xưởng, kho để làm nơi cách ly tạm thời chờ phân loại các F0, F1.

Tối 7/7, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã công bố quyết định áp dụng Chỉ thị 16 toàn địa bàn thành phố trong vòng 15 ngày. Phương án trên được thực hiện từ 0h ngày 9/7.

"Cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố đã vào cuộc quyết liệt. Tuy nhiên, với tính chất phức tạp của dịch COVID-19, việc kiểm soát dịch bệnh đứng trước nhiều thách thức. Để nhanh chóng kiểm soát được dịch COVID-19, TP Hồ Chí Minh xác định cần làm quyết liệt hơn và xem đây là cuộc chiến thật sự. Thành phố sẽ hy sinh lợi ích ngắn hạn cho mục tiêu dài hạn, nâng cao thêm một mức trong công tác phòng, chống dịch COVID-19", Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh công bố.

(Theo VTV)

Các tin khác
Đảm bảo thực hiện phòng dịch COVID-19 nơi công cộng.

Tính từ 12 giờ đến 18 giờ 30 phút ngày 8/7, Việt Nam ghi nhận thêm 645 ca mắc mới COVID-19; thêm một ngày ghi nhận hơn 1.000 ca mắc mới COVID-19.

Cán bộ y tế cụm thi Trường THPT Chu Văn An (Văn Yên) thực hiện đo thân nhiệt cho các thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. (Ảnh: Khánh Chi - Trung tâm TT-VH Văn Yên)

Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh ngày 8/7 đã ký Công văn số 2166/BCĐ-VX yêu cầu các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Nội dung như sau:

Cán bộ y tế xã Y Can đo thân nhiệt cho người dân. (Ảnh: Minh Huyền)

Căn cứ Thông báo khẩn của các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Yên Bái có Thông báo khẩn số 1184/BCĐ-VPTT yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát trong cơ quan, đơn vị và trên địa bàn các trường hợp có đi đến các địa điểm sau để khai báo y tế, chấp hành thực hiện cách ly và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định. Cụ thể như sau:

Cán bộ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm tại các cơ sở cách ly tập trung.

Ngày 8/7, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản số 1181 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1320/QĐ-BCĐ ngày 1/7/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục