TP.HCM giãn cách theo Chỉ thị 16, không cấm hoạt động của shipper

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/7/2021 | 10:46:40 PM

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, dịch vụ bán giao hàng bên ngoài được tạm dừng nhưng shipper vẫn được phép hoạt động bình thường.

Ông Duong Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM.
Ông Duong Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM.

Tại cuộc họp báo thông tin viêc triển khai thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ do UBND TP.HCM tổ chức tối nay (8/7), ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, dịch vụ bán giao hàng bên ngoài được tạm dừng nhưng shipper vẫn được phép hoạt động bình thường.

Trả lời vấn đề việc dừng luôn việc bán hàng giao đồ ăn mang về khiến người dân rất băn khoăn vì đây là dịch vụ đang được nhiều người dân thành phố sử dụng, ông Dương Anh Đức cho biết, trước đây, khi thực hiện Chỉ thị 15 và Chỉ thị 10, thành phố cấm các cửa hàng ăn uống phục vụ khách tại chỗ nhưng cho phép bán mang về. Với yêu cầu mới được đề cập trong hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16 do Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong vừa ban hành ngày 8/7, tất cả cửa hàng đồ ăn phải dừng luôn dịch vụ bán giao hàng mang về, kể cả giao tận nơi thông qua shipper, nghĩa là người bán hàng dịch vụ ăn uống sẽ phải tạm ngưng bán mang về. 

Tuy nhiên, các dịch vụ vận chuyển bằng xe mô tô, không phải chở người mà chỉ hàng hóa vẫn được duy trì thực hiện. Cùng với đó, các dịch vụ nào được quy định là thiết yếu ví dụ như hiệu thuốc, tạp hóa thực phẩm, còn nếu tạp hóa bán đồ như nồi, niêu, xoong, chảo là hàng không thiết yếu, không được bán. 

Lãnh đạo UBND TP.HCM nhấn mạnh, ai cũng có nhu cầu mua thức ăn mang về vì tính nhanh chóng, tiện lợi, đặc biệt đối với những người bận rộn, thế nhưng TP đang ở trong giai đọan khó khăn, mỗi người cần hy sinh một chút. Những cửa hàng bán thực phẩm, đồ ăn mang về nếu nhận nhiều đơn hàng thì shipper đứng xếp hàng đợi mua đồ ăn, rất khó đảm bảo giãn cách theo Chỉ thị 16, không đảm bảo tập trung 2 người. Thời gian vừa qua, TP.HCM đã cân nhắc dừng từ từ những dịch vụ hoạt động có nguy cơ cao để siết dần nhưng đến lúc này cần phải có các biện pháp quyết liệt hơn: 

"Cũng mong có sự chia sẻ , mỗi một hoạt động phải dừng là một sự đắn đo cân nhắc kỹ của lãnh đạo thành phố nhưng vì mục tiêu chống dịch. Trước đây chúng ta có sự tiện lợi một chút nhưng chúng ta hy sinh sự tiện lợi đó đi thay thế bằng hình thức khác, cố gắng trong 2 tuần này tình hình sẽ cải thiện, mọi việc sẽ trở lại bình thường"- ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM bày tỏ./.

(Theo VOV)

Các tin khác
Lực lượng ĐVTN tham gia hỗ trợ đo thân nhiệt, sát khuẩn tay cho các thí sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 vừa kết thúc chiều nay-8/7.

778 mẫu xét nghiệm giám sát cộng đồng tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên lấy tối ngày 07/7 đều có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Xe ôm truyền thống và công nghệ tại TP Hồ Chí Minh cần tạm ngừng hoạt động.

Đại lý bán vé số và bán vé số dạo trên địa bàn cần tạm dừng hoạt động. Dịch vụ ăn uống mang về cũng không được hoạt động trong 15 ngày tới.

Đảm bảo thực hiện phòng dịch COVID-19 nơi công cộng.

Tính từ 12 giờ đến 18 giờ 30 phút ngày 8/7, Việt Nam ghi nhận thêm 645 ca mắc mới COVID-19; thêm một ngày ghi nhận hơn 1.000 ca mắc mới COVID-19.

Cán bộ y tế cụm thi Trường THPT Chu Văn An (Văn Yên) thực hiện đo thân nhiệt cho các thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. (Ảnh: Khánh Chi - Trung tâm TT-VH Văn Yên)

Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh ngày 8/7 đã ký Công văn số 2166/BCĐ-VX yêu cầu các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Nội dung như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục