Các cơ sở y tế sẵn sàng dành 40% giường để điều trị bệnh nhân Covid-19

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/8/2021 | 2:06:13 PM

Bộ Y tế vừa có Công văn số 6589/BYT-KCB gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các viện, bệnh viện thuộc Bộ Y tế và các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh thường quy.

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện và viện lên phương án, thiết lập cơ sở điều trị, bảo đảm điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, vật tư y tế và tăng cường năng lực chuyên môn sẵn sàng ứng phó với tình huống dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng tại địa phương. Thực hiện nghiêm các biện pháp nhằm giảm các trường hợp tử vong, huy động toàn bộ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước và tư nhân sẵn sàng tham gia phòng, chống dịch.

Đặc biệt, Bộ Y tế yêu cầu huy động toàn bộ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập sẵn sàng tham gia phòng, chống dịch. Cụ thể, phân công các bệnh viện là cơ sở chuyên tiếp nhận và điều trị Covid-19, đồng thời giao nhiệm vụ cho tất cả các cơ sở còn lại phải chuẩn bị sẵn sàng dành tối thiểu 40% giường bệnh để thu dung, quản lý, điều trị người bệnh Covid-19 khi dịch lan rộng và trong tình huống địa phương trở thành khu vực "nguy cơ rất cao".

Bên cạnh việc tăng cường và tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm duy trì hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thông thường. Cụ thể, duy trì hoạt động khám, chữa bệnh thường quy của tối thiểu 50% số bệnh viện tuyến tỉnh và 50% số bệnh viện tuyến quận, huyện để thu dung điều trị các ca bệnh cấp tính theo chuyên khoa và quản lý điều trị ca bệnh mạn tính đang được quản lý tại các bệnh viện bị phong tỏa hoặc bệnh viện được huy động điều trị Covid-19.

"Các cơ sở khám bệnh nhà nước và tư nhân tuyệt đối không từ chối tiếp nhận người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng, nguy kịch tới khám và điều trị. Cần nghiêm khắc xử lý các cơ sở khám, chữa bệnh nếu vi phạm", Bộ Y tế nêu rõ.

Ngoài ra, các cơ sở y tế cần duy trì việc theo dõi, điều trị cho người bệnh có lịch hẹn tái khám ngay cả khi đã bị phong tỏa, cách ly y tế hoặc nằm trong vùng thực hiện giãn cách xã hội, hoặc người bệnh trong khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội, hoặc cách ly y tế không tới được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo lịch tái khám... Với người mắc bệnh mạn tính đã được điều trị ổn định, thực hiện khám bệnh, kê đơn thuốc điều trị ngoại trú từ 1-3 tháng, đồng thời phải bảo đảm cung cấp đủ thuốc cho người bệnh theo kê đơn thuốc cho đến lịch tái khám dự kiến tiếp theo.

Bộ Y tế cũng yêu cầu, các cơ sở y tế thực hiện nghiêm việc sàng lọc, phân luồng người bệnh và người ra vào bệnh viện theo quy định, kiểm soát chặt chẽ đối tượng người nhà ở lại chăm sóc người bệnh trong bệnh viện; đồng thời tăng cường sàng lọc đối tượng người nghi nhiễm tại tất cả các khoa lâm sàng...

(Theo HNMO)

Các tin khác
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại cuộc họp.

Sáng 13-8, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến kết nối với hơn 700 điểm cầu cơ sở y tế trên cả nước về quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh Covid-19.

Ảnh minh họa

Thủ tướng Kim Boo-kyum kêu gọi người dân giảm thiểu các hoạt động du lịch và tụ tập trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ 4 đang trở nên nghiêm trọng cộng với tình trạng thiếu vaccine.

Ông Phan Văn Mãi - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM

Trước tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, đến Chủ nhật (15/8), TP.HCM sẽ công bố kế hoạch chính thức theo hướng tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Thai phụ được chích ngừa vắc - xin tại Bệnh viện Hùng Vương

Từ ngày 13/8, TPHCM sử dụng 1 triệu liều vắc - xin Vero Cell của Sinopharm để chủng ngừa cho cộng đồng. Đồng thời, thành phố đang chủ động đàm phán để nhập số lượng lớn vắc-xin Moderna thời gian tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục