Ấn Độ phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine ZyCoV-D

  • Cập nhật: Thứ bảy, 21/8/2021 | 7:59:58 AM

Cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine COVID-19 của Zydus Cadila có tên gọi ZyCoV-D.

Ấn Độ đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng nhằm ngăn chặn sự lây lan COVID-19.
Ấn Độ đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng nhằm ngăn chặn sự lây lan COVID-19.

ZyCoV-D là một loại vaccine DNA tạo ra protein đột biến, giúp nhanh chóng phản ứng miễn dịch với virus SARS-CoV-2. Đây là vaccine thứ 6 được cấp phép sử dụng tại Ấn Độ.

Không giống như hầu hết các loại vaccine COVID-19 khi cần tiêm hai liều hoặc thậm chí một liều duy nhất, ZyCoV-D được sử dụng với ba liều.

Nhà sản xuất Zydus Cadila đặt mục tiêu sản xuất 100 triệu đến 120 triệu liều ZyCoV-D mỗi năm. ZyCoV-D là vaccine nội địa thứ hai được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Ấn Độ sau Covaxin của hãng Bharat Biotech.

Nhà sản xuất Zydus Cadila cho biết, vaccine COVID-19 này có hiệu quả chống lại các đột biến SARS-CoV-2, đặc biệt là biến thể Delta.

Hồi tháng 7, Zydus Cadila cũng đã gửi dữ liệu để cơ quan chức năng đánh giá, xem xét việc chấp thuận sử dụng tiêm 2 mũi đối với  vaccine ZyCoV-D.

Hãng dược phẩm này bắt đầu nộp đơn xin cấp phép sử dụng ZyCoV-D vào ngày 1/7, dựa trên tỷ lệ hiệu quả là 66,6% trong thử nghiệm giai đoạn cuối với hơn 28.000 tình nguyện viên trên toàn quốc.

Việc phê duyệt này giúp thúc đẩy chương trình tiêm chủng của Ấn Độ, hướng đến mục tiêu tiêm chủng cho tất cả những người trưởng thành đủ điều kiện vào tháng 12, đồng thời sẽ cung cấp mũi tiêm đầu tiên cho những người dưới 18 tuổi.

(Theo VTC)

Các tin khác
Quá thời gian tiêm mũi 2 vaccine COVID-19, người dân không phải tiêm lại bắt đầu mà cần chờ thông báo đến lượt của mình.

Nhiều người lo lắng đến thời điểm tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 mà chưa được thì có phải tiêm lại từ mũi 1 để đạt hiệu quả tốt nhất không.

Ảnh minh họa.

Danh sách cập nhật ổ dịch Covid-19 tại các tỉnh có ca lây nhiễm trong cộng đồng chưa qua 14 ngày (đối với người từ các vùng có dịch bệnh về Yên Bái) theo thông báo của Sở Y tế Yên Bái, áp dụng từ ngày 21/8/2021. Đề nghị người dân theo dõi, nắm bắt để thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch!

Ảnh minh họa.

Từ 18h ngày 20/8 đến 6h ngày 21/8, Yên Bái có 8 trường hợp (TH) đi từ Hà Nội về thực hiện cách ly y tế tập trung. Lũy kế: 3.950 TH. Trong đó: 3.933/3.950 mẫu có kết quả âm tính.

Thành phố Thuận An đang siết chặt kiểm soát người, phương tiện vào địa bàn.

Với số ca mắc COVID-19 tăng cao, thành phố Thuận An và thị xã Tân Uyên của tỉnh Bình Dương sẽ thực hiện “khóa chặt, đông cứng” các khu dân cư của 11 xã, phường trong vòng 15 ngày, để thực hiện xét nghiệm sàng lọc nhanh bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục