Người tiêm vắc xin WHO duyệt sẽ được nhập cảnh Mỹ

  • Cập nhật: Thứ bảy, 9/10/2021 | 5:00:58 PM

Mỹ sẽ cho phép nhập cảnh với người đã tiêm các loại vắc xin được WHO hoặc các cơ quan quản lý của nước này phê duyệt sử dụng khẩn cấp, sớm nhất từ đầu tháng 11 tới.

Hành khách đi máy bay tại sân bay quốc tế Los Angeles tháng 5-2021 - Ảnh: REUTERS
Hành khách đi máy bay tại sân bay quốc tế Los Angeles tháng 5-2021 - Ảnh: REUTERS

Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết sẽ có 6 loại vắc xin được chấp thuận, bao gồm các loại do Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) hoặc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp.

Hôm 20-9, Nhà Trắng thông báo bắt đầu từ tháng 11 sẽ dỡ bỏ các hạn chế đi lại đối với người đã tiêm chủng đầy đủ và nhập cảnh bằng đường hàng không từ 33 quốc gia bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil... Vào thời điểm đó phía Mỹ không nói rõ loại vắc xin nào sẽ được công nhận.

"CDC sẽ đưa ra hướng dẫn và thông tin bổ sung khi các yêu cầu đi lại được hoàn thiện", cơ quan này cho biết trong một thông cáo cuối ngày 8-10.

Theo CDC, vào đầu tuần này, để giúp các hãng hàng không chuẩn bị, cơ quan này đã thông báo với các hãng loại vắc xin nào sẽ được công nhận và có thể bổ sung.

Airlines for America, một nhóm đại diện cho American Airlines, Delta Air Lines, United Airlines và các hãng hàng không khác của Mỹ, cho biết họ "rất vui trước quyết định của CDC".

"Chúng tôi đang nóng lòng được phối hợp với chính quyền để triển khai khuôn khổ chứng nhận vắc xin và xét nghiệm (COVID-19) toàn cầu vào đầu tháng 11 tới", Airlines for America bày tỏ.

Theo Reuters, một số quốc gia đã "gây sức ép" với chính quyền Tổng thống Joe Biden để chấp nhận người đã tiêm vắc xin được WHO phê duyệt. Lý do là không phải quốc gia nào cũng tiêm chủng đại trà các loại vắc xin được FDA Mỹ phê duyệt khẩn cấp hoặc cấp phép.

Theo trang web của WHO, tổ chức này đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp cho các vắc xin Pfizer/BionTech, Moderna, AstraZeneca, Covishield (một phiên bản của AstraZeneca sản xuất tại Ấn Độ), Janssen của Johnson&Johnson, Sinopharm/BBIBP và Sinovac.

Có 3 loại vắc xin được FDA Mỹ đồng ý cấp phép khẩn cấp hoặc đầy đủ gồm Pfizer, Moderna và Janssen. Mỹ vẫn chưa phê duyệt khẩn cấp vắc xin AstraZeneca, loại vắc xin được tiêm rộng khắp trên thế giới.

Hiện CDC Mỹ vẫn chưa công bố quy định cuối cùng về sử dụng "hộ chiếu vắc xin" để nhập cảnh. Cơ quan này đang chờ phê duyệt kế hoạch truy vết và giám sát người nhập cảnh để phòng lây nhiễm trong bối cảnh mới.

Theo Reuters, CDC Mỹ cũng cần phải làm rõ các trường hợp ngoại lệ được nhập cảnh là gì, có tiếp nhận những người đã tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 hoặc người đã khỏi bệnh hay không.

(Theo TTO)

Các tin khác

Tỉnh Yên Bái đã và đang tạo điều kiện tốt nhất đón các công dân hồi hương tránh dịch từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đồng thời miễn phí toàn bộ tiền ăn, sinh hoạt, xét nghiệm khi cách ly tập trung, thể hiện chính sách nhân văn đối với công dân khó khăn vừa đảm bảo giữ vững "vùng xanh" an toàn cho cộng đồng.

Người dân được tiêm vắc xin Covid-19 tại Bờ Biển Ngà.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa khởi động chiến lược để đạt mục tiêu tiêm vắc xin Covid-19 cho 40% dân số mỗi nước vào cuối năm nay và 70% vào giữa năm 2022.

Ảnh minh họa

Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi 759.482 bệnh nhân COVID-19, trong số các bệnh nhân đang điều trị có 5.361 ca nặng.

Một cuộc họp trực tuyến toàn quốc giữa Ban Chỉ đạo với các địa phương trên cả nước về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định bổ sung bà Nguyễn Thúy Anh và bà Lâm Thị Phương Thanh vào Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục