Bộ Y tế chỉ ra 5 điểm hạn chế trong đợt dịch thứ 4

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/11/2021 | 2:42:04 PM

5 hạn chế này, bao gồm cả hạn chế, yếu kém của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở và y tế dự phòng.

Một trung tâm hồi sức bệnh nhân COVID-19 ở giai đoạn cao điểm, trong tháng 8, 9 đã có 11 trung tâm như thế này được mở tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là TP.HCM
Một trung tâm hồi sức bệnh nhân COVID-19 ở giai đoạn cao điểm, trong tháng 8, 9 đã có 11 trung tâm như thế này được mở tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là TP.HCM

Theo báo cáo của Bộ Y tế mới đây, có 5 điểm được coi là hạn chế trong phòng chống dịch đợt 4 lần này, bao gồm:

1. Trong thời gian đầu của đợt dịch, công tác chỉ đạo, điều hành ở các cấp có nơi, có lúc còn lúng túng, chưa thống nhất, bị động, dự báo có lúc chưa sát thực tế;

2. Các văn bản hiện hành chưa bao quát hết các tình huống ứng phó với sự bùng phát của dịch, một số quy định có mâu thuẫn, thay đổi nhanh, gây bức xúc cho người dân;

3. Hệ thống y tế bộc lộ hạn chế, yếu kém, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng, chưa đảm bảo được "4 tại chỗ" tại nhiều địa phương;

4. Chưa chuẩn bị để truyền thông cho người dân kịp thời về tình hình dịch bệnh, nhất là giai đoạn đầu, ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả chưa cao;

5. Công tác an sinh xã hội nhiều nơi chưa được bảo đảm, nhất là tại các địa phương thực hiện giãn cách.

Về nguyên nhân của những mặt hạn chế này, Bộ Y tế cho rằng bên cạnh chủng Delta gây dịch đợt này là chủng mới, lây lan nhanh, tỉ lệ tiêm chủng ở đầu đợt dịch còn rất thấp, nguồn vắc xin phụ thuộc nhập khẩu..., còn có tình trạng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi chưa có dịch hoặc khi dịch đi qua. Ngược lại, khi có dịch lại hoang mang, lo lắng, mất bình tĩnh.

Đánh giá chung về đợt dịch thứ 4, Bộ Y tế cho biết số ca nhiễm đã vượt mọi dự báo, tác động mạnh đến đời sống, sinh mạng, sức khỏe của người dân, làm đình trệ hoạt động sản xuất, việc làm, sinh kế, tâm lý của nhân dân.

Tính từ đầu vụ dịch đến hết ngày 2-11, Việt Nam có 932.357 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 927.494 ca, trong đó có 821.989 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Bộ Y tế đánh giá dịch gia tăng nhanh trong khoảng thời gian ngắn gây quá tải hệ thống y tế, làm tăng các ca tử vong. Tính đến ngày 2-11, Việt Nam ghi nhận trên 22.200 ca tử vong, tỉ lệ tử vong 2,4%/số ca mắc ghi nhận, cao hơn bình quân chung của thế giới là 2,06%/số ca mắc ghi nhận.

So với giai đoạn cao điểm, số mắc mới mỗi ngày hiện giảm còn 1/3, đến sáng 3-11, cả nước đã tiêm được trên 84 triệu mũi vắc xin, trong đó có 24 triệu người tiêm đủ 2 mũi.

Về tiêm chủng, có trên 80% người từ 18 tuổi đã tiêm 1 liều vắc xin, 34% tiêm đủ 2 mũi. Có 10 tỉnh thành đạt độ phủ vắc xin trên 95% người từ 18 tuổi, 9 tỉnh thành đạt trên 50% người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 mũi.

Ở nhóm người đã tiêm chủng mắc mới COVID-19 thời gian gần đây, Sở Y tế Bình Dương và Sở Y tế Hà Nội đã có khảo sát sơ bộ cho biết hầu hết không có trường hợp bệnh chuyển nặng.

(Theo TTO)

Các tin khác

Một nữ công nhân làm việc tại Công ty LG Display Việt Nam, thuộc KCN Tràng Duệ (Hải Phòng) dương tính SARS-CoV-2. Lực lượng chức năng đã phong tỏa 1 phân xưởng sản xuất để rà soát, truy vết, khử khuẩn nơi bệnh nhân làm việc.

Một người phụ nữ đeo khẩu trang đi bộ ở Amsterdam (Hà Lan).

Chính phủ Hà Lan tuyên bố áp dụng trở lại một số lệnh hạn chế, bao gồm yêu cầu đeo khẩu trang, sau khi số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục gia tăng.

Ngoài việc quét mã QR trên căn cước công dân và thẻ bảo hiểm y tế để xem thông tin tiêm chủng, người dùng PC-Covid có thể quét được mã QR địa điểm và QR cá nhân do ứng dụng VNeID tạo ra.

Lãnh đạo xã Y Can kiểm tra các điều kiện về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Trạm Y tế xã.

Vừa qua, huyện Trấn Yên đã xây dựng kế hoạch triển khai 7 trạm y tế lưu động trong tình huống điều trị, cách ly người mắc COVID-19 tại nhà trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục