Đề xuất 9 chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/12/2021 | 6:00:22 PM

Sáng 6/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì Phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban Xã hội theo hình thức trực tuyến.

Toàn cảnh phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban Xã hội.
Toàn cảnh phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban Xã hội.

Tham dự Phiên họp có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và một số Ủy ban của Quốc hội; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn; đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng một số Bộ, ngành hữu quan…

Phát biểu khai mạc phiên toàn thể, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh cho biết, tại Phiên họp này, Ủy ban sẽ tiến hành thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về Dự thảo Nghị quyết của UBTVQH về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 để thực hiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, về cơ chế, đặc biệt, đặc cách, đặc thù trong phòng chống dịch, Chính phủ đề xuất 9 chính sách tập trung vào 4 nhóm vấn đề lớn quy định về: khám bệnh, chữa bệnh từ xa; thanh toán chi phí và chế độ chống dịch; về dược và trang thiết bị y tế.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh mong muốn các ĐBQH, thành viên Ủy ban tiếp tục phát huy trí tuệ, tập trung thảo luận, đóng góp với tinh thần trách nhiệm cao để Báo cáo thẩm tra của Ủy ban đạt chất lượng tốt nhất.

Đề xuất 9 chính sách cơ chế, đặc biệt, đặc cách, đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh phát biểu khai mạc.

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, theo tinh thần Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội, UBTVQH được xem xét quyết định một số vấn đề để ứng phó kịp thời, có hiệu quả với diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19. UBTVQH đã ban hành một số Nghị quyết, trong đó cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách cho phép Chính phủ ban hành Nghị quyết có nội dung khác với quy định của Luật để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao sự chủ động của Ủy ban Xã hội, với tinh thần chuẩn bị từ sớm, kỹ lưỡng và nghiêm túc, trách nhiệm, thẳng thắn, nêu rõ quan điểm của Ủy ban trong đối với từng nội dung, đảm bảo tinh thần chung nhanh nhưng phải đúng, phải chắc chắn và hiệu quả.

Nhấn mạnh đây là vấn đề quan trọng, có tác động, ảnh hưởng lớn đến xã hội, người dân, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, ý kiến thẩm tra của Ủy ban sẽ là căn cứ quan trọng để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các thành viên Ủy ban nêu cao tinh thần trách nhiệm, tham gia đóng góp ý kiến sâu sắc, khách quan, xây dựng, cụ thể từng mục, từng nội dung, từng chính sách, để đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp bách thực tiễn công tác chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, đề nghị Chính phủ, cơ quan được giao soạn thảo (Bộ Y tế) cần tiếp tục lắng nghe, nghiên cứu, hoàn thiện các tài liệu theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và giải trình, làm rõ các nội dung được Thường trực Ủy ban Xã hội đã đề cập và các ý kiến thảo luận tại Phiên họp.

Tại phiên họp, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã trình bày Tờ trình Dự thảo Nghị quyết của UBTVQH về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.  Sau đó, các đại biểu tại nhiều điểm cầu và đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai đưa ra nhiều ý kiến đóng góp vào Dự thảo.

Trước khi kết thúc phiên họp, đại diện Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế giải trình, làm rõ một số ý kiến các đại biểu nêu.

(Theo SKĐS)

Các tin khác
Các chuyên gia đã phát hiện nồng độ vi rút cúm gia cầm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19-4 thông báo đã phát hiện vi rút cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ vi rút này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Ảnh minh họa

Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp

Ngày 19-4, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Y tế và một số bộ, ngành, địa phương về "Đề án tổng thể sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế giai đoạn 2023-2030".

Nội soi không được khuyến khích cho đến khi 45 tuổi.

Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục