Đề xuất 2 phương án cấp phát miễn phí và bán để người dân tự mua thuốc Molnupiravir

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/3/2022 | 2:57:18 PM

Theo Bộ Y tế, phương án cung ứng 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir gồm sử dụng miễn phí ở cơ sở điều trị và bán tại cơ sở đăng ký, kinh doanh thuốc để người bệnh chủ động mua điều trị tại nhà theo đơn bác sĩ.

Thuốc kháng virus có thành phần Molnupiravir vừa được Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp.
Thuốc kháng virus có thành phần Molnupiravir vừa được Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết đã báo cáo Chính phủ 2 phương án phân phối thuốc Molnupiravir gồm: cấp phát thuốc miễn phí tại cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 và bán tại các cơ sở đăng ký, kinh doanh về thuốc để người dân tự mua.

Việc này để người dân khi mắc Covid-19 (F0) có thể chủ động mua thuốc về điều trị tại nhà, theo đơn của bác sĩ.

Trước đó, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ, Bộ Chính trị về phương án người dân tự chi trả thuốc Molnupiravir và được Bộ Chính trị cho phép. Bộ Y tế đang tiếp tục trình Chính phủ xin ý kiến các nội dung liên quan đến việc người dân tự mua thuốc.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết khi được Thủ tướng cho ý kiến, Bộ Y tế sẽ triển khai cụ thể.

Molnupiravir là thuốc kháng virus đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp. Thuốc có tác dụng giảm tải lượng virus trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ trở nặng và tử vong.

Mới đây, Bộ Y tế đã cập nhật hướng dẫn sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19. Theo đó, Molnupiravir không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp, không sử dụng để dự phòng trước hoặc sau khi mắc Covid-19 hoặc điều trị khởi đầu cho bệnh nhân Covid-19 nhập viện. Liều dùng là 800 mg/lần, uống 2 lần/ngày.

Thuốc được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do quan ngại nguy cơ độc tính trên thai nhi, trên xương, sụn của thuốc.

Không dùng cho phụ nữ có khả năng mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và có hiệu quả trong quá trình điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng. Không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng.

Đối với nam giới trong độ tuổi sinh sản sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Monulpiravir cuối cùng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết Molnupiravir là thuốc được cấp phép khẩn cấp, sử dụng trong điều kiện đặc biệt trong 3 năm. Trong thời gian này, Việt Nam vừa sử dụng vừa đánh giá thuốc, cân nhắc tiếp tục cấp phép hoàn toàn nếu thuốc đủ điều kiện. Việc sử dụng Molnupiravir phải theo dõi sát, cần bác sĩ kê đơn.

Trước đó, Bộ Y tế đã cấp phép cho 3 thuốc có hoạt chất Molnupiravir gồm: thuốc Molravir 400, thành phần Molnupiravir 400 mg, của Công ty Cổ phần dược phẩm Boston Việt Nam, giá bán 11.550 đồng một viên. Thuốc Movinavir, thành phần Molnupiravir 200 mg, của Công ty Cổ phần hóa dược phẩm Mekophar giá 8.675 đồng một viên. Thuốc Molnupiravir Stella 400 mg, do Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm, giá bán 12.500 đồng một viên.

Giá thuốc có hoạt chất Molnupiravir dao động từ 230.000 đến dưới 350.000 một hộp cho liệu trình điều trị trong 5 ngày.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 xã Tô Mậu kiểm tra, nhắc nhở cửa hàng kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Theo bản đồ cấp độ dịch Covid-19 đến ngày 28/2, trên địa bàn huyện Lục Yên có 12 xã, thị trấn thuộc cấp độ 4 (vùng đỏ). Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch Covid-19 huyện đã sát sao chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường biện pháp phòng, chống theo cấp độ dịch; khẩn trương truy vết, xét nghiệm để bóc tách, phân loại các trường hợp F0, F1.

Hơn 438 triệu người trên thế giới đã mắc virus SARS-CoV-2.

Đến sáng 2/3, thế giới có trên 438 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 5,98 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cho 3 thuốc kháng virus có dược chất Molnupiravir điều trị COVID-19 được sản xuất trong nước.

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm thuốc trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc.

Nhiều nước đang nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch (Ảnh minh họa)

Châu Âu là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (156.762.408 ca), tiếp theo là châu Á (117.144.301 ca), tiếp đến là Bắc Mỹ (94.941.242 ca) và Nam Mỹ (54.314.597 ca). Châu Phi (11.539.012 ca) và châu Đại Dương (3.596.362 ca) là 2 khu vực có số ca mắc ít nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục