Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tim mạch đối với người không tiêm vaccine

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/3/2022 | 2:44:29 PM

Theo Tiến sỹ Karthikesan, một số người sợ bị viêm cơ tim do vaccine nhưng nếu không được tiêm chủng đầy đủ mà bị nhiễm COVID-19 có khả năng bị viêm cơ tim hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân.

Một nghiên cứu của chuyên gia tim mạch Malaysia cho thấy những người không tiêm vaccine ngừa COVID-19 có nguy cơ bị viêm cơ tim hoặc gặp các triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến bệnh tim cao hơn khi bị mắc COVID-19 so với những người đã hoàn thành tiêm chủng đầy đủ các mũi cơ bản hoặc đã được tiêm mũi tăng cường.

Tiến sỹ Dharmaraj Karthikesan, chuyên gia tư vấn tim mạch Bệnh viện Sultanah Bahiyah cho biết lợi ích của việc tiêm vaccine lớn hơn nhiều so với những rủi ro vì tác dụng phụ sau tiêm.

Ông nhấn mạnh một số người sợ bị viêm cơ tim do vaccine nhưng một người không được tiêm chủng đầy đủ bị nhiễm COVID-19 có khả năng bị viêm cơ tim hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng hơn nhiều so với người được tiêm chủng đầy đủ.

Vì vậy, lợi ích rõ ràng của việc tiêm vaccine mang lại lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ mắc các tác dụng phụ.

Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim là hai tác dụng phụ hiếm gặp được quan tâm đặc biệt (AESI) ở những người tiêm vaccine COVID-19 sử dụng công nghệ mRNA, như vaccine Pfizer-BioNTech.

Tuy nhiên, khả năng xảy ra hai loại bệnh này là rất thấp, khoảng 1,2 ca/một triệu liều. Các triệu chứng viêm cơ tim bao gồm đau ngực, thở gấp hoặc khó thở, chóng mặt hoặc cảm thấy yếu ớt và nhịp tim không đều.

Viêm màng ngoài tim khi bệnh nhân cảm thấy đau ngực thay đổi tùy theo vị trí của cơ thể và thay đổi nhịp thở, chẳng hạn như đau nhiều hơn khi hít thở sâu.

Ông cho biết các triệu chứng của viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim có nhiều khả năng diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5 sau khi tiêm liều thứ hai của vaccine nhưng rất hiếm khi xảy ra sự cố.

Ngoài ra, những người dưới 30 tuổi và nam giới có nhiều khả năng bị mắc hai sự cố này hơn so với các nhóm khác. Tuy nhiên, ông khẳng định rất khó dự đoán vì mọi người đều có phản ứng miễn dịch khác nhau và mỗi cá nhân đều là một cá thể duy nhất.

Đối với những người bị bệnh tim, tiểu đường và các bệnh khác, bác sỹ cũng đưa ra lời khuyên nên tiêm phòng COVID-19 vì nếu không được tiêm phòng, những người có bệnh lý như trên sẽ có nguy cơ cao bị các biến chứng nặng và tử vong.

Để giảm thiểu nguy cơ của tác dụng phụ sau tiêm đối với những bệnh nhân tim, ông khuyến cáo nên tránh các hoạt động nặng hoặc tập thể dục ít nhất 1-2 tuần sau khi tiêm liều thứ hai.

Tuy nhiên, ông cho biết hầu hết những người bị viêm cơ tim sẽ hồi phục hoàn toàn sau khi điều trị.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Thuốc điều trị COVID-19 sản xuất trong nước đã có mặt tại các quầy thuốc.

Cho phép người phụ trách chuyên môn về dược tại nhà thuốc, quầy thuốc được kê đơn cho bệnh nhân hoặc người mua thuốc điều trị COVID-19.

Lấy mẫu xét nghiệm cho các bệnh nhân.

Kể từ khi bùng phát dịch Covid-19, Bệnh viện Phổi trở thành nơi điều trị Covid-19 lớn nhất tỉnh Yên Bái, đã cứu chữa cả nghìn bệnh nhân thoát lưỡi hái tử thần…

Bộ Y tế đề xuất người nhập cảnh chỉ xét nghiệm 1 lần trong 24 giờ đầu, trừ trẻ dưới 2 tuổi.

Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục.

Đến sáng 7/3, thế giới có trên 446,2 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,018 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục