Bộ Y tế vừa có Công văn số 1157/BYT-KHTC về việc thực hiện giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 gửi sở y tế các tỉnh, thành phố thuộc trung ương; các cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế; y tế các bộ, ngành; các cơ sở y tế tư nhân.
|
|
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục nghiêm túc thực hiện việc xét nghiệm theo các chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Y tế bảo đảm khoa học, thiết thực, phù hợp với tình hình dịch bệnh, tránh lạm dụng, lãng phí. Riêng với các cơ sở y tế ngoài công lập đủ điều kiện xét nghiệm Covid-19 theo quy định không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá dịch vụ xét nghiệm.
Thời gian qua, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác xét nghiệm Covid-19, văn bản hướng dẫn việc thực hiện xét nghiệm Covid-19 và giá dịch vụ xét nghiệm.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền của địa phương quy định mức giá dịch vụ xét nghiệm trong trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế áp dụng với các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước và các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc các bộ, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn. Cùng với đó, thực hiện thu và thanh toán chi phí xét nghiệm đối với từng đối tượng theo quy định của pháp luật về giá và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
"Các cơ sở y tế thực hiện phương pháp xét nghiệm tiết kiệm, hiệu quả. Trường hợp thực hiện xét nghiệm gộp mẫu phải áp dụng mức giá gộp mẫu, không được áp mức giá xét nghiệm theo mẫu đơn hoặc mức giá của mẫu gộp thấp hơn (ví dụ gộp mẫu 10 nhưng áp mức giá gộp mẫu 5) để thu và thanh toán với người bệnh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh”, Bộ Y tế lưu ý.
Bộ Y tế cũng yêu cầu cơ sở y tế có trách nhiệm mua sắm vật tư, hóa chất và sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm đủ vật tư, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm cho người bệnh khi đến khám, chữa bệnh. Cơ sở y tế không được thu thêm của người bệnh hoặc yêu cầu người bệnh tự chi trả các chi phí liên quan đến việc thực hiện xét nghiệm (ví dụ tự mua test xét nghiệm nhanh).
Đặc biệt, Bộ Y tế yêu cầu, các cơ sở y tế ngoài công lập đủ điều kiện xét nghiệm Covid-19 theo quy định không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá dịch vụ xét nghiệm, đồng thời, phải thực hiện việc quyết định mức giá, kê khai giá, niêm yết giá theo đúng quy định. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; xử lý nghiêm các vi phạm nếu có.
(Theo HNMO)
Số ca mắc Covid-19 trong thời gian gần đây tăng lên chủ yếu do biến thể phụ của Omicron là BA.2. Vậy, biến thể này có nguy hiểm và khác gì với Delta? Việt Nam cần ứng phó ra sao với biến thể phụ này?
Phiên bản lai của virus SARS-CoV-2 kết hợp gene của các biến thể Delta và Omicron, được gọi là Deltacron, đã được xác định ở ít nhất 17 bệnh nhân ở Mỹ và châu Âu.
Tính đến sáng ngày 11/3/2022 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 452.921.035 ca nhiễm COVID-19, trong đó 6.049.774 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.543.319 ca nhiễm mới và 5.994 ca tử vong vì dịch bệnh.
Ngày 10/3, Việt Nam ghi nhận 160.676 ca nhiễm mới COVID-19, 71 ca tử vong. Hà Nội vẫn dẫn đầu về số ca mắc mới trong ngày với 30.157 ca. Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 53.151 ca.