Những ai dễ tái nhiễm và có thể bị nặng hơn nếu nhiễm COVID-19 trở lại?

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/3/2022 | 2:54:34 PM

Trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2 thường gặp ở những người mắc hai biến chủng khác nhau, ví dụ như người đã mắc Detal, sau đó có thể nhiễm biến chủng mới như Omicron.

Thời gian gần đây, các trường hợp tái nhiễm COVID-19 đang được ghi nhận nhiều hơn, thậm chí nhiều ca tái nhiễm sau chưa đầy 1 tháng kể từ khi dương tính lần đầu.

Theo các chuyên gia y tế, sau khi khỏi COVID-19, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập virus SARS-CoV-2. Mặc dù vậy, lượng kháng thể sinh ra của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa, bệnh nền... Nếu kháng thể không đủ mạnh, người khỏi bệnh khi tiếp xúc F0 mang biến chủng mới sẽ có nguy cơ tái nhiễm.

Hoặc trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2 thường gặp ở những người mắc hai biến chủng khác nhau, ví dụ như người đã mắc Detal, sau đó có thể nhiễm biến chủng mới như Omicron.

Các bệnh nhân tái nhiễm COVID-19 sau khoảng 1 tháng khỏi bệnh, triệu chứng nhẹ hơn lần đầu và được tư vấn tự cách ly điều trị tại nhà, không cần nhập viện.

TS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, COVID-19 liên tục biến đổi, càng lây nhiễm nhiều thì tốc độ biến đổi càng nhanh và chủng mới có thể né tránh được miễn dịch đã có trước đó trong cơ thể người bệnh. Do đó, ai cũng có khả năng tái nhiễm COVID-19, thậm chí tái nhiễm nhiều lần nếu không tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa dịch bệnh.

Cũng theo các chuyên gia, những người chưa tiêm vaccine hoặc sức khỏe yếu, miễn dịch yếu, nhóm người trên 65 tuổi, nhóm người hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và người có nhiều bệnh lý nền… sẽ dễ bị tái nhiễm COVID-19 hơn so với những người khác.

Đa phần bệnh nhân tái nhiễm sẽ nhẹ hơn so với lần mắc bệnh đầu tiên, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ nhỏ bệnh nhân gặp biến chứng nghiêm trọng sau tái nhiễm COVID-19, điều này phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh quá gần nhau và cơ địa bệnh nền của mỗi bệnh nhân.
(Theo VTV)

Các tin khác

Ngày 14-3, Bộ Y tế có Quyết định số 604/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19. Quyết định này thay thế Quyết định số 261/QĐ-BYT ngày 31-1-2022 ban hành hướng dẫn quản lý người mắc Covid-19 tại nhà và Quyết định số 528/QĐ-BYT ngày 3-3-2022 ban hành hướng dẫn quản lý tại nhà đối với trẻ em mắc Covid-19.

Người dân thực hiện phân loại rác thải, chất thải nguy cơ có chứa SARS-CoV-2 buộc chặt túi, xịt cồn 70 độ C để khử trùng đảm bảo phòng, chống dịch.

Bộ Y tế đã có hướng dẫn về việc những người mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà cần phân loại rác thải y tế, xử lý đồ dùng để tránh lây nhiễm. Tuy nhiên, khi số F0 trên toàn tỉnh tự điều trị tại nhà tăng khoảng 2.000 ca mỗi ngày đã có không ít gia đình chưa nhận thức rõ, chưa phân loại rác thải tại nguồn, dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Chính quyền thành phố Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc, đã ban bố lệnh phong tỏa thành phố ngày 13-3 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 sau khi ghi nhận 66 ca mắc mới ở thành phố này.

Ảnh minh họa.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục