Không nên đánh giá mức độ bệnh qua độ đậm nhạt của que test nhanh COVID-19

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/3/2022 | 2:29:43 PM

Theo các chuyên gia, kết quả test nhanh chỉ để xác định có nhiễm bệnh hay không, không thể phán đoán diễn biến bệnh dựa qua mức độ đậm nhạt.

Nhiều người khi tự test nhanh có kết quả hiển thị vạch T mờ và cho rằng mình bị nhiễm ở mức độ nhẹ, tải lượng virus thấp và ngược lại nếu vạch T đậm thì nhiễm nặng, tải lượng virus cao.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc xét nghiệm nhanh COVID-19 cho hiển thị vạch T mờ hay đậm không quan trọng, không nên dựa vào test nhanh để phán đoán diễn biến của bệnh.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, trên xét nghiệm nhanh có hai vạch là vạch C và vạch T. C là chữ viết tắt của Control, có nghĩa là vạch test chuẩn của nhà sản xuất. Nếu vạch C không hiện tức là kit xét nghiệm bị lỗi, không sử dụng được, kết quả sai. Còn vạch T là từ viết tắt của Test, hiển thị khi có ghi nhận virus COVID-19.

PGS Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa y tế công cộng Trường đại học Y dược TP.HCM cho biết, việc test nhanh cho kết quả vạch mờ hay đậm phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có độ nhạy của kit xét nghiệm.

Nhiều kit xét nghiệm có độ nhạy rất cao, dù tải lượng virus thấp nhưng cho lên vạch rất rõ. Cùng với mẫu dịch đó, với loại kit xét nghiệm khác sẽ cho vạch mờ hơn. Thêm vào đó, việc lấy mẫu test có đúng kỹ thuật hay không cũng quyết định đến kết quả test nhanh.

Việc xét nghiệm nhanh COVID-19 cho hiển thị vạch T mờ hay đậm không thể hiện mức độ nhiễm bệnh. Xét nghiệm nhanh chỉ xác định có nhiễm bệnh hay không, lưu ý xét nghiệm nhanh hiển thị vạch T mờ có thể là dương tính giả.

Bên cạnh đó, tùy theo mức độ phản ứng oxy hóa mạnh, nhẹ và điều kiện môi trường... sẽ ảnh hưởng đến độ đậm nhạt tại vạch T. Để biết được nồng độ virus thì phải làm xét nghiệm RT-PCR.

Cũng có nhiều trường hợp khi xét nghiệm nhanh, kết quả hiển thị trên xét nghiệm chỉ có giá trị trong 15 - 30 phút. Nhiều người sau khi test để đến 5 - 6 tiếng đồng hồ sau đó lên vạch T mờ, kết quả này là không chính xác. Người bệnh cần theo dõi sức khỏe, nếu có triệu chứng của COVID-19 có thể xét nghiệm lại bằng 2 loại xét nghiệm khác nhau để khẳng định kết quả chính xác.

(Theo VTV)

Các tin khác
Từ 18/3, du khách khi đến Anh sẽ không phải điền thông tin cá nhân nhằm truy vết cũng như định vị cá nhân.

Bộ trưởng Giao thông Anh Grant Shapps cho biết, từ ngày 18/3 tới, Anh sẽ không còn yêu cầu du khách phải điền thông tin cá nhân khi đến Anh nhằm truy vết cũng như định vị cá nhân. Như vậy, Anh sẽ bỏ đi biện pháp cuối cùng trong việc phòng chống dịch Covid-19 từng được áp dụng tại nước này.

Tỷ lệ tiêm vaccine ở Yên Bái đạt cao.

Đến nay, Yên Bái ghi nhận hơn 52.000 người dương tính với SARS-CoV-2. Đặc biệt thời gian gần đây mỗi ngày ghi nhận hơn 2.000 ca mới. Trước tình trạng số F0 tăng nhanh, Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt hơn, vừa kiểm soát nguồn lây vừa tích cực điều trị các ca bệnh.

Tâm lý chủ quan sau khi khỏi COVID-19 sẽ khiến nhiều người tái nhiễm.

Những người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh cần nêu cao ý thức phòng, chống dịch; không được chủ quan, lơ là. Vì âm tính không có nghĩa là cơ thể sẽ được miễn dịch suốt đời.

Theo Bộ Y tế, người mắc COVID-19 khi ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách. Nơi cách ly ở đây là phòng trong căn nhà, có nghĩa là F0 không được ra khỏi nhà. Ảnh: Nhân viên y tế phát túi thuốc cho F0 tại nhà.

Trước việc dư luận có nhiều cách hiểu khác nhau về việc F0 được ra khỏi nơi cách ly, Tổ biên tập đã điều chỉnh lại một số điểm tại Quyết định 604/QĐ-BYT cho rõ, tránh hiểu lầm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục