Người nhiễm Omicron ít bị nhiễm biến thể khác nếu đã tiêm vaccine

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/5/2022 | 4:42:00 PM

Theo một nghiên cứu, hàng triệu người đã tiêm phòng COVID-19 và sau đó nhiễm biến thể Omicron có thể sẽ không sớm bị nhiễm các biến thể khác và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng.

Phần tử virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc COVID-19.
Phần tử virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc COVID-19.

Những người đã tiêm phòng COVID-19 và sau đó bị nhiễm biến thể Omicron có thể có kháng thể chống lại một loạt biến thể khác của virus SARS-CoV-2.

Hai nghiên cứu công bố mới đây cho thấy ở những người đã tiêm phòng nhưng vẫn mắc COVID-19, việc nhiễm virus SARS-CoV-2 thậm chí còn tạo ra phản ứng miễn dịch tốt hơn so với tiêm mũi vaccine tăng cường.

Hàng triệu người đã tiêm phòng COVID-19 và sau đó nhiễm biến thể Omicron có thể sẽ không sớm bị nhiễm các biến thể khác và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng.

Các kết quả này được các nhà nghiên cứu tại công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức) và Đại học Washington (Mỹ) công bố trên trang bioRxiv, kho tư liệu đăng các nghiên cứu chưa được chứng thực.

Giáo sư John Wherry - Giám đốc Viện Miễn dịch học tại Đại học Pennsylvania, cho rằng việc mắc COVID-19 đột phá, tức là mắc COVID-19 sau tiêm chủng, về cơ bản có tác dụng bảo vệ tương đương một mũi vaccine tăng cường. Do đó, những người mới mắc COVID-19 gần đây có thể đợi một thời gian trước khi tiêm mũi tăng cường tiếp theo nếu muốn.

Các nghiên cứu trên được công bố trong bối cảnh biến thể Omicron đang tiếp tục gây ra các đợt bùng phát dịch COVID-19 trên khắp thế giới, đặc biệt là ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc).

Chuyên gia phân tích Sam Fazeli tại hãng Bloomberg Intelligence cho biết Omicron rất dễ lây lan và biến đổi khi các quốc gia nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch, làm tăng nguy cơ bùng phát các biến thể mới.

Hiện các cơ quan quản lý đang cân nhắc việc có nên cập nhật vaccine ngừa COVID-19 thành phiên bản đặc hiệu chống biến thể Omicron hay không.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Bác sĩ phẫu thuật lấy các sợi chỉ bị nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Ngày 16/5, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã phê duyệt nhanh thuốc Tarlatamab của công ty dược phẩm Amgen, một liệu pháp miễn dịch điều trị cho những người trưởng thành mắc ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn cuối dù bệnh nhân đã thực hiện hóa trị trước đó.

Người dân tiêm vaccine tại Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Ngày 15/5, Bộ Y tế ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vaccine, sinh phẩm; trong đó có 3 loại vaccine mới là vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, phòng bệnh zona thần kinh và vaccine phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới.

Bé Sùng Anh Dũng, 5 tháng tuổi ở thôn Khe Ron, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên trước và sau khi phẫu thuật.

Vừa qua, 32 trẻ em tỉnh Yên Bái đã tham gia khám và phẫu thuật nụ cười miễn phí tại Bệnh viện E Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục