Thuốc điều chỉnh cholesterol có thể sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/11/2022 | 9:08:44 AM

Thuốc điều chỉnh lượng cholesterol trong máu có thể được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt không còn đáp ứng với liệu pháp hormone.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư Beatson West của Scotland ở Glasgow đã quan sát 12 người tham gia thử nghiệm lâm sàng. Kết quả cho thấy, Statin (dược phẩm được sử dụng để giảm chỉ số cholesterol) đã làm chậm sự phát triển của khối u khi chúng được sử dụng cùng với việc điều trị làm giảm nồng độ hormone, được gọi là liệu pháp triệt androgen hoặc liệu pháp hormone trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt, mặc dù cần có một thử nghiệm sâu rộng hơn nhiều trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về hiệu quả lâm sàng.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Hing Leung thuộc Viện Nghiên cứu ung thư Glasgow của Vương quốc Anh Beatson cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên cho thấy statin có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt ở bệnh nhân.

Chúng tôi nghĩ rằng statin có thể ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt tạo ra nội tiết tố androgen từ cholesterol, cắt đứt tuyến ung thư để kháng lại liệu pháp triệt androgen".


Hình ảnh chụp MRI Verdict của một bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt tiềm ẩn. 

Khi ung thư ngừng đáp ứng với điều trị bằng hormone và trở thành ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn, bệnh "rất khó điều trị".

Nếu các thử nghiệm sâu rộng hơn thành công, những loại thuốc đã được phê duyệt có thể được sử dụng để nhanh chóng điều trị cho bệnh nhân.

Ông Hing Leung nói thêm: "Chúng tôi cần thử nghiệm statin trên một nhóm bệnh nhân lớn hơn trong thời gian dài hơn để hiểu đầy đủ về lợi ích và rủi ro đối với bệnh nhân. Nhưng dữ liệu mang đến hy vọng rằng chúng tôi có thể có một số phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt sẵn có hơn trong tương lai".
(Theo VTV)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Ngày 4/11, Trung Quốc đã báo cáo số ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày trong nước cao nhất trong sáu tháng qua trong bối cảnh các đợt bùng phát dịch ngày càng lan rộng.

(Ảnh minh họa)

Gánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra tại Việt Nam ước tính đã tăng gấp 3 lần sau 30 năm và các ca mắc mới ngày càng trẻ hóa theo thời gian.

Các bác sĩ khoa Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân.

Chiều 2-11, theo tin từ Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ khoa Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu vừa phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân N.M.H (41 tuổi) mang trong mình khối u trung thất khổng lồ - hơn 4 kg. Khối u “khủng” đã chèn lên toàn bộ khoang phổi 2 bên, đẩy tim lên trên khiến chị H luôn bị rơi vào tình trạng tức ngực, khó thở.

Hình ảnh từ kính hiển vi do Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy các phần tử virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc COVID-19.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy protein đột biến của virus SARS-CoV-2 đủ để tạo ra và kích hoạt quá trình viêm nhiễm, có thể tiêu diệt tế bào thần kinh liên tục và kéo dài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục