Hi hữu 50 triệu ca mới gặp 1: Người phụ nữ trẻ sinh thai đôi từ 2 tử cung

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/11/2022 | 3:51:31 PM

Siêu âm cho sản phụ 29 tuổi, bác sĩ bất ngờ khi chị mang song thai tại hai tử cung khác nhau, chỉ định sinh mổ. Đây là trường hợp hiếm gặp với tỷ lệ 1/50 triệu ca mang thai.

Phẫu thuật lấy thai cho sản phụ.
Phẫu thuật lấy thai cho sản phụ.

Ngày 21/11, BSCKII Vũ Thị Dung – Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho hay đơn vị vừa phẫu thuật cho một sản phụ mang thai đôi ở hai tử cung khác nhau.

Bệnh nhân là chị H.N.M.P, 29 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau bụng tăng dần khi đang mang thai lần 2 thai đôi, thai 32 tuần.

Sau khi thăm khám, trên hình ảnh siêu âm các bác sĩ đã rất bất ngờ khi thai đôi của sản phụ này nằm tại 2 tử cung khác nhau và đang có dấu hiệu chuyển dạ. Do trước đó chị P. từng sinh mổ nên lần này, chị tiếp tục được chỉ định phẫu thuật bắt con.

Ca phẫu thuật diễn ra an toàn, 2 bé trai​ chào đời khỏe mạnh với cân nặng lần lượt là 1.750 gram và 1.550 gram...

Thông thường, nếu mang song thai, 2 thai nhi sẽ phát triển song hành với nhau trong tử cung. Tuy nhiên với trường hợp của sản phụ này, 2 thai nhi lại phát triển riêng biệt ở 2 tử cung.

"Đây là trường hợp rất hiếm gặp, tỷ lệ 1 trên 50 triệu ca mang thai và đặc biệt lại là ca thai đôi hoàn toàn tự nhiên" - BS Dung cho hay đây là lần đầu các bác sĩ ở viện tiếp nhận ca bệnh như vậy. 

Tử cung đôi là tử cung có hai buồng riêng biệt, mỗi buồng dẫn đến cổ tử cung và âm đạo. Điều này có nghĩa là người phụ nữ mang tử cung đôi có thể có hai tử cung và hai âm đạo riêng biệt cùng hai ống dẫn trứng. 

Đây là một bất thường bẩm sinh hiếm gặp, điển hình cho các trường hợp dị dạng bất thường về hình dáng tử cung (bao gồm dị dạng tử cung, tử cung hình vòm, tử cung hai sừng...).

Tình trạng này có thể làm giảm khả năng mang thai cũng như gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ, đặc biệt là nguy cơ gặp phải các tai biến sản khoa nguy hiểm. Với thai phụ có tử cung đôi, các nhánh động mạch nuôi dưỡng thai nhi sẽ bị phân tán, lòng tử cung hẹp, tử cung co giãn không tốt dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, thai nhi chậm phát triển, thậm chí là thai chết lưu, sinh non.

Đa phần phụ nữ tử cung đôi vẫn có đời sống tình dục bình thường, mang thai và sinh nở. Số ít người gặp các trở ngại như kinh nguyệt bất thường, vô sinh, sảy thai, sinh khó, sinh non, chảy máu sau sinh, vỡ tử cung trong những tháng cuối của thai kỳ.
(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Dịch cúm B năm nay diễn biến bất thường hơn mọi năm

Người dân không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng virus khi mắc cúm B nếu chưa có chỉ định vì thuốc khá độc hại, dễ ảnh hưởng đến chức năng gan thận.

Ảnh minh họa

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết hôm 20/11, một cụ ông 87 tuổi ở thủ đô Bắc Kinh đã tử vong vì COVID-19.

Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới (báo cáo WHO 2022).

Việt Nam duy trì được tỷ lệ điều trị thành công các ca bệnh lao mới và tái phát trên 90%. Đây là thông tin được đưa ra tại Giao ban toàn quốc tổng kết hoạt động phòng, chống lao năm 2022 và kế hoạch năm 2023 do Chương trình Chống lao Quốc gia tổ chức chiều 19/11 tại Hà Nội.

Nhật Bản có thể sẽ tiếp tục ghi nhận kỷ lục về số ca mắc mới COVID-19.

Từ ngày 18/11, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện chính sách mới để đối phó linh hoạt hơn đối với dịch bệnh COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục