Quảng Ninh: 4 học sinh nhập viện do ngộ độc thuốc lá điện tử

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/4/2023 | 7:33:35 AM

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận 4 trường hợp bệnh nhân là học sinh nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử.

4 học sinh nhập viện sau khi dùng thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
4 học sinh nhập viện sau khi dùng thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)

Theo các bác sĩ tại Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh), 4 bệnh nhân nhân lần lượt là V.Đ.M, C.P.T.M, N.H.N, N.C.N đều sinh năm 2008, vào viện trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu toàn thân, bủn rủn chân tay.

Khai thác tiền sử các bệnh nhân, trước vào viện 1 giờ, các em có sử dụng thuốc lá điện tử (chưa rõ loại và chưa rõ nguồn gốc). Sau sử dụng xuất hiện cảm giác choáng váng, khó chịu toàn thân, bủn rủn, run tay chân, tức ngực, khó thở, buồn nôn, nôn số lượng nhiều.

Các bác sĩ chẩn đoán, 4 trường hợp trên bị ngộ độc thuốc lá điện tử, xử trí truyền dịch, theo dõi và điều trị tại khoa Thận lọc máu.

Bác sĩ Trần Thị Hồng Ngân, Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, thuốc lá điện tử là các sản phẩm cung cấp nicotine điện tử, có cấu tạo bao gồm bộ phận pin, sạc, bộ phận gia nhiệt, dẫn dòng khí; bộ phận chứa ống đựng dung dịch điện tử.

Dung dịch này thường chứa nicotine, chất tạo hương, propylene glycol và glycerin thực vật.

Thành phần chính trong thuốc lá điện tử là chất nicotine, đây là chất có khả năng gây nghiện cao, làm cho người sử dụng trở nên phụ thuộc vào các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới này.

Đặc biệt, nicotine có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Với phụ nữ, nicotin có thể gây tổn thương bào thai (dẫn đến cân nặng sơ sinh thấp, tăng nguy cơ đẻ non).

Ngoài ra, khói thuốc lá thế hệ mới có chứa các chất gây ung thư, làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư thanh quản, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày… ở người sử dụng chúng. Ngoài ra dung dịch thuốc lá điện tử có thể chứa thêm các chất nguy hại khác.

Bác sĩ Ngân khuyến cáo người dân, đặc biệt là học sinh không nên sử dụng thuốc lá điện tử để tránh những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập.

Sau khi sử dụng thuốc lá điện tử, nếu có dấu hiệu tiếp xúc chậm, lơ mơ, khó thở, có dấu hiệu ngộ độc hoặc các dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

(Theo NDO)

Các tin khác
Các bác sỹ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng.

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế cho biết cả nước có thêm 497 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 13/4, cao nhất trong khoảng 4 tháng qua.

Ngày 13/4, 100% học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái đã nghiêm túc đeo khẩu trang trong lớp học.

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày liên tiếp đã đến rất gần. Đây là mốc thời gian cao điểm của các hoạt động thăm thân, du lịch, nghỉ dưỡng với rất nhiều hoạt động nơi công cộng, nơi tập trung đông người. Vì vậy, nguy cơ lây lan dịch COVID-19 là rất lớn.

Số ca mắc mới tại Ấn Độ tăng mạnh trong tuần qua, nhưng vẫn còn cách xa mức đỉnh dịch.

Theo giới chức Bộ Y tế Ấn Độ, biến thể phụ XBB.1.16 của biến thể Omicron là nguyên nhân dẫn tới đợt bùng phát dịch hiện nay tại nước này. Tuy nhiên, biến thể phụ này không phải vấn đề đáng lo ngại và các loại vaccine ngừa Covid-19 vẫn hiệu quả trong phòng ngừa bệnh.

Trước diễn biến số ca mắc COVID-19 tăng cao đột biến tại miền Bắc, đặc biệt tại Hà Nội, lãnh đạo CDC Hà Nội đã có khuyến cáo người dân không bỏ quên vaccine và tiêm nhắc lại mũi 3, mũi 3 đúng quy lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục