Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lại Mạnh Hùng: Tiêm chủng vắc - xin để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/6/2023 | 7:41:05 AM

YênBái - Vắc-xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại. Tiêm chủng vắc - xin không chỉ bảo vệ sức khỏe cho cá nhân mà còn có ý nghĩa trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Người dân tiêm vắc-xin để chủ động kiểm soát, phòng bệnh.
Người dân tiêm vắc-xin để chủ động kiểm soát, phòng bệnh.

Thời gian qua, các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị, đặc biệt là ngành y tế đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm giúp người dân trên địa bàn hiểu rõ hơn về việc tiêm chủng trong phòng, chống các loại bệnh truyền nhiễm. Qua đó, góp phần bảo vệ tốt hơn sức khỏe bản thân mỗi người và cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Lại Mạnh Hùng - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái.

P.V: Thưa bác sĩ, xin bác sĩ cho biết lợi ích của việc tiêm chủng đối với sức khỏe cộng đồng như thế nào?

Bác sĩ Lại Mạnh Hùng: Không thể phủ nhận rằng sự ra đời của vắc-xin giúp kiểm soát tình hình bệnh tật tốt hơn, chúng ta hoàn toàn có thể phòng bệnh, ngăn ngừa quá trình lây lan của nhiều bệnh truyền nhiễm, khi tiêm chủng, không chỉ bản thân chúng ta được bảo vệ mà cả cộng đồng cũng thu được những lợi ích to lớn. 


 Bác sĩ chuyên khoa II Lại Mạnh Hùng - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. 

Vắc-xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại: khoảng 85% - 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh; nhờ có vắc-xin hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. 

Vắc-xin và tiêm chủng góp phần quan trọng phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, vắc-xin còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng, như tăng khả năng và năng suất lao động do không bị ốm đau... 

Tất cả những điều này góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo bền vững. Như vậy, tiêm chủng vắc - xin không chỉ bảo vệ sức khỏe cho cá nhân mà còn có ý nghĩa trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

P.V: Xin bác sĩ cho biết hình thức sử dụng vắc-xin trên địa bàn tỉnh và những kết quả mà các hình thức sử dụng vắc-xin mang lại trên địa bàn thời gian qua?

Bác sĩ Lại Mạnh Hùng: Trên địa bàn tỉnh hiện nay đang triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 5 tuổi, tiêm uốn ván cho phụ nữ có thai và tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cho đối tượng từ 5 tuổi trở lên; được tổ chức hoàn toàn miễn phí tại các trạm y tế xã, phường, các cơ sở y tế có phòng sinh trên địa bàn toàn tỉnh. 

Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi, tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm đủ liều vắc-xin phòng uốn ván trong nhiều năm qua luôn đạt và vượt chỉ tiêu Sở Y tế giao, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã giảm rõ rệt tỷ lệ mắc và tử vong, trên địa bàn tỉnh nhiều năm không xảy ra các vụ dịch lớn. 

Riêng với tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, đối với người từ 18 tuổi trở lên có mặt tại địa phương đến nay đã có trên 94,6% người tiêm mũi nhắc lại lần 1; 99,4% người thuộc đối tượng phải tiêm mũi nhắc lần 2. 

Đối với trẻ từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi có mặt tại địa phương: trên 99% đã tiêm đủ liều cơ bản, 79,6% trẻ tiêm đủ liều nhắc lại. Đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: trên 99% tiêm mũi 1; 90,2% trẻ tiêm đủ 2 mũi vắc-xin. 

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có một số phòng tiêm dịch vụ được triển khai để đáp ứng nhu cầu của người dân, cung cấp một số loại vắc-xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng, góp phần phòng ngừa lây nhiễm, bệnh nặng do bệnh truyền nhiễm chưa có vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

P.V: Để đảm bảo an toàn trong tiêm chủng vắc-xin phòng, chống bệnh, thời gian qua ngành y tế tỉnh đã triển khai thực hiện những giải pháp và quy trình như thế nào, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Lại Mạnh Hùng: Đảm bảo an toàn tiêm chủng vừa là mục tiêu hàng đầu vừa là nguyên tắc quan trọng nhất trong công tác tổ chức tiêm chủng. Để thực hiện được điều đó, thứ nhất là 100% cán bộ y tế trên địa bàn trước khi tham gia thực hành tiêm chủng đều phải được tập huấn chuyên môn về quy trình tiêm chủng, theo dõi sau tiêm… cấp chứng chỉ "An toàn tiêm chủng”; thứ hai là các cơ sở tiêm chủng đều phải thực hiện tự rà soát, củng cố và công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng; thứ ba là Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các đoàn giám sát, kiểm tra công tác triển khai thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc và chỉnh đốn lại những tồn tại của cơ sở. 

Đặc biệt khi tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19, chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử, Sở Y tế đã tham mưu với UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm chủng và chỉ đạo sự vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đoàn thể, phân công nhiệm vụ cụ thể cho trưởng ban chỉ đạo của từng cấp và các thành viên ban chỉ đạo phụ trách từng điểm tiêm, nhằm mục đích đảm bảo tối đa an toàn tiêm chủng tại tất cả các điểm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh. 

P.V: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sẽ có những giải pháp gì để tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân trong phòng, chống bệnh bằng vắc-xin, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Lại Mạnh Hùng: Để nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm bằng vắc-xin, ngành y tế nói chung và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nói riêng luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong nhân dân, giúp người dân hiểu rõ hơn về lợi ích của tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh. 

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng luôn chú trọng giám sát, hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới, góp phần đảm bảo triển khai tiêm chủng an toàn, qua đó tạo niềm tin trong nhân dân đối với công tác tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh của địa phương, giúp cho chương trình tiêm chủng ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhân dân, nhất là với đồng bào ở địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh. 

P.V: Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ! 

Thu Hiền (thực hiện)

Tags Yên Bái phòng chống bệnh bằng vắc-xin bác sỹ y tế giảm nghèo bền vững

Các tin khác
BS.CK2 Trần Văn Quang - Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái (trái) và đại diện Gene Solutions ký kết biên bản hợp tác triển khai chương trình xét nghiệm NIPT miễn phí.

Chiều 29/6, Công ty Cổ phần Giải pháp Gene - Gene Solutions cùng Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái ký kết biên bản ghi nhớ, triển khai chương trình xét nghiệm gen triSureFirst miễn phí "Đừng để bệnh Down là nỗi lo của mẹ", với mong muốn hỗ trợ các thai phụ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh được tiếp cận với các phương pháp xét nghiệm gen hiện đại, giúp chăm sóc thai kỳ hiệu quả.

Một trang quảng cáo đồ ăn sẵn trên mạng xã hội. Ảnh minh họa

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nước giải khát, nước đá, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể tại các trường học, bệnh viện, doanh nghiệp... Đó là yêu cầu của Sở Y tế tỉnh Yên Bái tại Công văn số 1276/SYT-NVY ban hành ngày 26/6 vừa qua.

Bệnh viện kích hoạt qui trình báo động đỏ cấp cứu thai phụ Q. bị ngưng tim, ngưng thở.

Ngày 27/6, Bệnh viện Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh) cho biết, các bác sĩ vừa cấp cứu thành công cho một thai phụ 39 tuổi (ngụ Bình Dương) mang thai lần 3 bị ngưng tim, ngưng thở do vỡ tử cung.

Điều dưỡng viên phục vụ tận tình hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Trong công tác khám chữa bệnh (KCB), điều dưỡng viên là người thực hiện theo các y lệnh của bác sĩ và trực tiếp chăm lo, phục vụ mọi nhu cầu của người bệnh, từ các kỹ thuật nghiệp vụ cho đến chăm sóc tinh thần, nắm bắt tâm lý bệnh nhân... Trong những năm qua, ngành y tế Yên Bái luôn quan tâm, bồi dưỡng phát triển đội ngũ này, góp phần nâng cao chất lượng KCB.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục